Những nguyên nhân và hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư tây bắc chi nhánh hải dương (Trang 34 - 37)

2.4.1 Những nguyên nhân trong hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Qua phân tích tháng qua các bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty so với tiềm năng hiện có còn ở mức thấp, còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

-Thứ nhất: Với việc đầu tư của mình mức doanh thu tuy qua các năm đang tăng dần nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của công ty. Hệ số doanh lợi sau thuế còn thấp so với các công ty khác.Trong thị trường, mặc dù công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại nhưng như vậy còn quá ít, hơn nữa việc sửa chữa bảo hành có lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng bên cạnh đó còn tồn tại một số cán bộ trì trệ dựa dẫm vào sự quen biết mà thiếu tinh thần trách nhiệm, không là đúng năng lực của mình. Dù chiến lược quảng cáo làm tăng uy tín của công ty trên thị trường nhưng công ty vẫn còn phải đẩy nhanh hơn nữa việc quảng cáo này:

-Thứ hai: Trong phần trên chúng ta đã phân tích, tỷ trọng vốn cố định của công ty đang có xu hướng giảm dần: Tỷ trọng này trong các năm tới giảm xuống còn 20% trong tổng tài sản, công ty chuyên thi công các công trình lớn, hiện đại cần phải có máy móc hiện đại cần có sự cân đối giữa TSCĐ và tài sản lưu động .

-Thứ ba: Khả năng thanh toán tức thời của công ty tương đối thấp, nó chỉ giao động từ 2 đến 4% và ngày càng có xu hướng giảm. Trong khi tỷ suất thanh toán tức thời nằm trong khoảng từ 10 đến 50% thì tình hình thanh toán tương đối khả quan. Vì vậy ảnh hưởng tới hoạt động của công ty đặc biệt là các chủ nợ nó sẽ gây một ấn tượng không tốt, lượng tiền mặt dùng để thanh toán tức thời là ít trong khi nợ ngắn hạn ngày càng tăng lên.

-Thứ tư: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa cao. Vòng quay vốn lưu động còn thấp. Như trong năm 2009 vòng quay vốn lưu động chỉ quay được 0,25 vòng trong một năm. Bước sang năm 2010, 2011 mặc dù tốc độ số vòng quay vốn lưu động của công ty có tăng lên nhưng chỉ dao động trong khoảng hơn một vòng quay trong một năm. Vì vậy mà lợi nhuận tuy có tăng lên nhưng với kết cấu như vậy các đối thủ còn tăng hơn nhiều, hơn nữa trong cơ cấu nguồn vốn của mình vốn của công ty đa phần là VCSH chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn thấp. Là một công ty cần phải có sự cân đối giữa chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn cho hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn mới cao.

-Thứ năm: Mức doanh lợi vốn cố định còn thấp như trong năm 2009 trung bình một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,009 đồng lợi nhuận. Bước sang năm 2010, 2011 chỉ tiêu này tăng lên lần lượt là 0,014; 0,02 nhìn chung chỉ tiêu này là rất thấp. Nguyên nhân là do công ty sử dụng vốn lưu động còn nhiều lãng phí.

2.4.2 Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế 2.4.2.1 Những nguyên nhân chủ quan

-Thứ nhất: Do trình độ chuyên môn của công ty còn nhiều hạn chế như mức độ hiên đại trong trang bị máy móc có thể coi là hiện đại nhưng với trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân so với các công ty khác không thể bằng họ được, đội ngũ cán bộ đa phần là cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm người của tầng lớp cán bộ đi trước, mặc dù có nhiều sáng kiến mạnh dạn đầu tư. Nhưng bước đi thì chưa chắc chắn tính toán chưa kỹ càng. Giữa nhân công và máy móc cho hợp lý, số lượng đội ngũ cán bộ gửi đi đào tạo thêm còn ít. Cần phải nâng cao thêm cho phù hợp.

-Thứ hai: Bên cạnh về nghiên cứu thị trường của công ty còn yếu, các thông tin còn ít, trong khi hàng tồn kho lớn nhà máy mở chiến dịch quảng cáo chưa rầm rộ như chi phí quảng cáo trên các tuyến đường. Mà chưa quảng cáo nhiều trên báo chí, tivi,

-Thứ ba: Hơn nữa tính cân đối của công ty chưa cao, tính cân đối giữa vốn, thiết bị, công nghệ và con người tạo ra sản phẩm chất lượng còn có sự chênh lệch lớn.

-Thứ tư: Một lý do khác nữa là xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Do công ty phải thi công các công trình với khối lượng vốn lớn. Nên việc thu tiền các khoản nợ gặp khó khăn. Khách hàng luôn gửi lại cho mình một phân lợi nào đó của công ty. Sau đó một thời gian mới trả hết. Có thể nói công ty bị chiếm dụng vốn lớn.

2.4.2.2 Nguyên nhân khách quan

-Thứ nhất: Do trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, nên việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn, lượng hàng tồn kho ngày càng tăng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy. Trong tương lai khi mà đất nước đang mở rộng quan hệ với bên ngoài thì những thách thức với công ty là rất lớn. Việc nhà nước ban hành một số văn bản thuế, luật doanh nghiệp, hướng dẫn hoạt động kinh doanh đã có nhiều tiến bộ hơn song vẫn tồn tại nhiều bất cập cần giải quyết.

-Thứ hai: Về việc ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp. Nhà nước trong việc ưu đãi cho các doanh nghiệp còn chưa rõ ràng như vậy đã gây cho công ty nhiều bất cập trong việc xác định thuế thu nhập được miễn giảm như thế nào.

-Thứ ba: Do hệ thống ngân hàng của nước ta chưa phát triển. Nên việc thanh toán vẫn chưa phổ biến chưa đáp ứng được yêu cầu nhanh đảm bảo và an toàn. Vì vậy mà ngân hàng vẫn chưa nắm bắt đầy đủ những thông tin về khách hàng của mình từ đó dẫn đến độ tin cậy với khách hàng không cao. Việc quy định thuế xuất chưa thống nhất, với sản phẩm này nếu ở miền nam thì quy định một mức thuế còn ở miền bắc thì một mức thuế khác.

Vì vậy các chính sách của nhà nước đã tác động tới công ty, gây khó khăn cho công ty. Trong việc thực hiện mục tiêu đề ra của mình.

-Thứ tư: Thiên nhiên cũng ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của Công ty. Chúng ta thấy nước ta luôn bị thiên tai làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình, làm cho công trình luôn bị ngưng trệ, kéo dài thời gian hoàn thành của mình.

-Thứ năm: Do tập quán của người Việt Nam ta là tính theo năm âm lịch nên việc thanh toán tiền hàng đều thực hiện vào đầu quý một năm sau. Sau đó làm cho công lợi của năm trước dâng cao, gây ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư tây bắc chi nhánh hải dương (Trang 34 - 37)