Lý thuyết chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thiết kế và tối ưu hóa chất lượng mạng LTE (Trang 66 - 68)

 Dự báo nhu cầu của khách hàng và lƣu lƣợng phục vụ: Việc thiết kế và quy hoạch mạng trƣớc hết phải căn cứ trên nhu cầu về lƣu lƣợng sử dụng. Vì vậy, giai đoạn ban đầu cầu tính toán, dự báo đƣợc nhu cầu của khách hàng và lƣu lƣợng phục vụ.

 Dự báo số lƣợng khách hàng (thuê bao): Là quá trình nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của thị trƣờng có bao nhiêu khách hàng có khả năng sử dụng dịch vụ. Cần đánh giá, dự báo theo tháng, quý, năm ,… để nhận thấy rõ xu thế phát triển khách hàng, nhu cầu dịch vụ trong tƣơng lai gần.

 Dự báo nhu cầu sử dụng lƣu lƣợng thoại: Căn cứ trên dự báo về số lƣợng khách hàng, khả năng phát triển theo tháng, quý, năm, … để ƣớc lƣợng nhu cầu sử dụng lƣu lƣợng thoại. Từ đó tính toán các tài nguyên đủ cho phục vụ đƣợc toàn bộ số lƣợng khách hàng.

 Dự báo nhu cầu sử dụng lƣu lƣợng dữ liệu: Thực hiện tƣơng tự nhƣ dự báo về lƣu lƣợng thoại, tuy nhiên xu thế và nhu cầu sử dụng lƣu lƣợng dữ liệu ngày một cao vì vậy cần tính toán kỹ để đảm bảo chất lƣợng mạng lƣới và các dịch vụ sẽ cung cấp cho ngƣời sử dụng.

 Dự báo nhu cầu di chuyển, di động của khách hàng: Để đảm bảo sẵn sang nâng cấp, mở rộng dung lƣợng mạng lƣới kịp thời, tránh nghẽn trong các tình huống một lƣợng lớn khách hàng di chuyển, tập trung tại các địa điểm diễn ra các sự kiện hàng năm nhƣ thi đấu thể thao tại các sân vận động, dịp Noel, Tết dƣơng lịch, Tết âm lịch, các lễ hội xuân, điểm bắn pháo hoa, …

 Dự phòng cho tƣơng lai: Việc thiết kế và quy hoạch cần tính toán dài hạn, đảm bảo mạng lƣới có khả năng nâng cấp, mở rộng nhanh chóng kịp thời trong tƣơng lai khi nhu cầu của khách hàng tang đột biến. Khi đó dung lƣợng mạng cần đƣợc bổ sung một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất với chi phí hợp lý để đảm bảo hiệu quả đầu tƣ, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 Đặc điểm truyền sóng trong mạng LTE: Một mô hình truyền sóng sẽ xác định suy hao đƣờng truyền RF. Điều này đƣợc thực hiện với việc đặc trƣng hoá công suất tín hiệu thu bằng cách tính trung bình mức công suất trên khoảng cách giữa các khối thu phát. Vùng phủ sóng mỗi vị trí cho một môi trƣờng truyền có thể xác định hiệu quả phủ sóng. Ngoài ra, mật độ lƣu lƣợng cũng phải đƣợc đƣa vào tính toán, bằng cách sử dụng một mô hình truyền sóng nhƣ mô hình Okamura-Hata.

 Công cụ hỗ trợ tính toán và thiết kế: Xuyên suốt quá trình định cỡ mạng, cũng nhƣ thiết kế và quy hoạch vùng phủ 4G-LTE cho MobiFone, phần mềm ASSET sẽ là công cụ rất tốt để tính toán cũng nhƣ mô phỏng mạng lƣới. Công cụ đƣợc phát triển bởi AIRCOM International, ASSET hiện đang là phần mềm tính toán và mô phỏng hệ thống tiền triển khai hàng đầu thế giới, đƣợc sử dụng bởi trên 20 nhà cung cấp thiết bị mạng di động lớn nhất hiện nay, cũng nhƣ trên 300 nhà cung cấp dịch vụ mạng di động khác nhau tại trên 145 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đối với Mobifone, AIRCOM hiện cũng đang là một đối tác chính trong việc cung cấp phần mềm thiết kế, quy hoạch và tối ƣu hóa mạng, với các sản phẩm ASSET, CONNECT (dành cho việc quản lý hệ thống truyền dẫn) và OPTIMA. Do đó, với việc sử dụng công cụ ASSET, Mobifone sẽ chỉ cần mua thêm licence cho LTE Feature mà không phải đầu tƣ thêm một công cụ khác.

 Tính toán dung lƣợng trạm thu phát sóng, dung lƣợng cell: Việc tính toán dung lƣợng trạm thu phát sóng rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu về lƣu lƣợng sử dụng. Để ƣớc lƣợng đƣợc số lƣợng trạm cần thiết, dung lƣợng băng thông trên mỗi cell và dung lƣợng các cell phải đƣợc đƣa ra so sánh với tổng lƣu lƣợng mong đợi trên toàn hệ thống. Ngoài ra, ta còn phải xem

kỹ thuật MIMO, một trong các tính năng quan trọng của giao diện vô tuyến LTE, tới hệ thống. Việc tính băng thông cell đƣợc dựa trên phƣơng pháp áp dụng giá trị hiệu suất phổ tần (Spectral Efficiency - SE) nhận đƣợc từ mô phỏng hệ thống. Các ảnh hƣởng nhƣ chuyển động của UE, fading, điều chế công suất, chuyển giao handover… đều đƣợc xem xét trong quá trình mô phỏng. Các kết quả này sẽ đƣợc dùng làm cơ sở thiết kế và tính toán dung lƣợng/băng thông từng cell.

 Tính toán và quy hoạch vùng phủ sóng: Đối với một mạng di động tế bào, ƣớc lƣợng vùng phủ sóng đƣợc dùng để thiết kế, quy hoạch vùng phủ của mỗi trạm gốc. Vùng phủ sóng dự tính là một vùng tối đa có thể đƣợc bao phủ bởi các trạm gốc thu phát sóng. Trong quá trình tính toán xây dựng vùng phủ, một trong những vấn đề quan trọng nhất là tính toán quỹ đƣờng truyền lên và xuống. Các quỹ đƣờng truyền này sẽ có ảnh hƣởng lớn đến phạm vi phủ sóng của mỗi nhà mạng, do đó mọi nỗ lực tối ƣu hóa phải nhằm để đạt đƣợc độ rộng che phủ tốt nhất. Đầu tiên, quá trình tính toán quỹ đƣờng truyền sẽ tiến hành ƣớc lƣợng suy hao tín hiệu cho phép cực đại giữa máy di động và trạm gốc. Tổn hao lớn nhất cho phép cho ƣớc lƣợng vùng phủ của cell lớn nhất với mô hình kênh truyền phù hợp. Từ số liệu vùng bao phủ của các cell, ta sẽ tính toán đƣợc số trạm gốc cần sử dụng để bao phủ vùng địa lý mong muốn. Tính toán quỹ đƣờng truyền cũng đƣợc dùng để so sánh quan hệ về vùng phủ của các hệ thống khác nhau. Mối quan hệ quỹ đƣờng truyền này chỉ ra hệ thống vô tuyến LTE mới sẽ thực hiện tốt nhƣ thế nào khi nó đƣợc triển khai trên cơ sở các trạm gốc đã tồn tại của hệ thống GSM và WCDMA.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp thiết kế và tối ưu hóa chất lượng mạng LTE (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)