Chỉ tiêu nông học
- Sức sống của mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy
+ Cấp 1: Mạnh (Cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh) + Cấp 5: Trung bình (Cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh) + Cấp 9: Yếu (Cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng)
- Khả năng đẻ nhánh: Điều kiện môi trường có thể gây tác động to lớn
đến độ đẻ nhánh, đếm số nhánh của 10 cây ngẫu nhiên trong 1 nghiệm thức, tính trung bình 3 lần lặp lại vào giai đoạn đẻ nhánh tối đa, cho điểm theo cấp.
+ Cấp 1: Rất cao (Hơn 25 dảnh/cây) + Cấp 3: Tốt (20 – 25 dảnh/cây)
+ Cấp 5: Trung bình (10 – 19 dảnh/cây) + Cấp 7: Thấp (5 – 10 dảnh/cây)
+ Cấp 9: Rất thấp (< 5 dảnh/cây)
- Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch 3 ngày + Cấp 1: Cứng ( Cây không bị đổ)
+ Cấp 3: Cứng vừa (Hầu hết cây nghiêng nhẹ) + Cấp 5: Trung bình (Hầu hết cây bị nghiêng) + Cấp 7: Yếu (Hầu hết cây bị đổ rạp)
- Chiều cao cây: Chọn ngẫu nhiên 10 cây của 3 điểm trên băng, 2 điểm 3 cây, 1 điểm 4 cây trừ các cây ở hàng biên. Đo từ sát mặt đất đến đỉnh bông không tính râu hạt trước thu hoạch 3 ngày, tính trung bình 3 lần lặp lại, đơn vị
tính cm. Sau đó cho điểm theo cấp.
+ Cấp 1: Bán lùn (Vùng trũng, thấp hơn 110cm; Vùng cao < 90cm) + Cấp 5: Trung bình (Vùng trũng < 110 130cm; Vùng cao < 90 – 125cm) + Cấp 9: Cao (Vùng trũng > 130cm; Vùng cao >125cm)
- Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá
+ Cấp 1: Muộn và chậm (Lá giữ màu xanh tự nhiên) + Cấp 5: Trung bình (Các lá trên biến vàng)
+ Cấp 9: Sớm và nhanh (Tất cả lá biến vàng hoặc chết)
- Độ thoát cổ bông: Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể
+ Cấp 1: Thoát tốt
+ Cấp 3: Thoát trung bình + Cấp 5: Vừa đúng cổ bông + Cấp 7: Thoát một phần + Cấp 9: Không thoát được
- Độ rụng hạt: Một tay giữ chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bông, tính tỷ
lệ phần trăm hạt rụng, số bông mẫu 5 bông + Cấp 1: Khó rụng (<10% số hạt rụng) + Cấp 5: Trung bình (10 – 50% số hạt rụng) + Cấp 9: Dễ rụng (>50% số hạt rụng)
- Độ thuần đồng ruộng: Tính tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô + Cấp 1: Cao: Cây khác dạng <0,25% (Lúa lai <2%)
+ Cấp 5: Trung bình: Cây khác dạng 0,25 – 1% (Lúa lai 2 – 4%) + Cấp 9: Thấp: Cây khác dạng >1% (Lúa lai >4%)
+ Ngày bén rễ hồi xanh + Ngày bắt đầu đẻ nhánh + Ngày đẻ nhánh tối đa + Ngày trỗ 10%
+ Ngày trỗ hoàn toàn (Trên 80% trỗ)
+ Ngày chín hoàn toàn (Trên 85% hạt/bông đã vàng) + Tổng thời gian sinh trưởng (Ngày sau gieo)
+ Động thái tăng trưởng chiều cao: Chọn ngẫu nhiên 10 cây của 3 điểm trên băng, 2 điểm 3 cây, 1 điểm 4 cây trừ các cây ở hàng biên. Dùng cọc làm dấu cho điều tra sau và chăm sóc cho đến chín.
Giai đoạn sinh trưởng: Đo ba ngày một lần, đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất theo từng lần lặp lại, tính trung bình ba lần lặp lại, đơn vị tính cm
Giai đoạn sinh thực: Đo từ mặt đất đến chóp bông không kể râu hoặc lá
đòng nều lá đòng cao hơn bông
+ Động thái đẻ nhánh: Chọn ngẫu nhiên 10 cây của 3 điểm trên băng, 2
điểm 3 cây, 1 điểm 4 cây trừ các cây ở hàng biên. Ghi nhận ba ngày một lần bắt đầu từ lúc lúa bắt đầu đẻ nhánh, dùng cọc làm dấu cho điều tra sau và chăm sóc cho đến chín, tính trung bình cho ba lần lặp lại
+ Hệ sốđẻ nhánh hữu hiệu = (Số bông / số nhánh tối đa) x 100