Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai trong điều kiện vụ xuân 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 38 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm

Sinh trưởng phát triển là những chức năng sinh lý của cây phản ứng lại điều kiện mà nó được nuôi dưỡng. Sinh trưởng không chỉ là những chức năng sinh lý đơn thuần và riêng biệt, mà là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý của cây(Nguyễn Đức Lương và cs, 2004) [ 12 ]

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô được chia làm hai giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng - Vegetative (V) và sinh trưởng sinh thực Reproductive (R)

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: Đây là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu của giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm và mọc (Ve), kết thúc là thời kỳ trỗ cờ (Vt).

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu khi ngô trỗ cờ và kết thúc khi cây hạt thành thục về sinh lý. Quá trình sinh trưởng sinh thực và phát triển của hạt, ở mỗi giống, mỗi thời vụ khác nhau thì có thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ khác nhau. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân 2014

(Đơn vị: Ngày)

Tổ hợp lai

Số ngày từ gieo đến… (ngày)

Trỗ cờ Phun râu Chín sinh lý

NL13-1 73 76 108 NL13-9 73 73 99 NL13-19 76 73 98 NL14-1 73 73 106 NL14-2 73 76 104 NL14-3 76 76 106 NL14-4 76 76 107 NL14-6 76 76 103 NL14-7 76 73 105 LVN152 73 76 99 NK67(Đ/C 1) 76 73 110 DK9901(Đ/C2) 76 73 108

* Giai đon t gieo đến tr c

Đây là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu giai đoạn này là thời kỳ nảy mầm và mọc (Ve), và kết thúc là thời kỳ trỗ cờ (Vt).

Giai đoạn trỗ cờ được bắt đầu khoảng 2 -3 ngày trước khi phun râu, trong thời gian này ngô đạt chiều cao tối đa.

Qua bảng 3.2 cho thấy thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống tổ hợp lai thí nghiệm biến động từ 73 - 76 ngày. Giữa các tổ hợp lai không có sự chênh lệch nhiều.

* Giai đon t gieo đến tung phn và phun râu

Sau khi trỗ cờ, cây ngô sẽ bước vào thời kỳ tung phấn phun râu, khoảng cách giữa các giai đoạn này tương đối ngắn (chỉ cách nhau từ 1 - 2 ngày). Tuy nhiên, đây lại là thời kỳ quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng và phát triển, quyết định đến năng suất cây ngô. Lúc này ngô đã chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt mức tối đa.

Sau khi trỗ cờ được 2 - 3 ngày, cây ngô sẽ bắt đầu tung phấn. Khi hoa nở, các hoa ở 1/3 phía trên trục chính nở trước, sau đó tung phấn theo thứ tự từ trên xuống và từ ngoài vào trong. Thời gian tung phấn từ 1 - 2 tuần tùy thuộc vào giống và điều kiện thời tiết. Một bông cờ trong điều kiện thời tiết thuận lợi thường tung phấn trong 5 - 8 ngày. Thời gian tung phấn rộ là 8 - 10 giờ sáng và 14 - 16 giờ chiều. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình lai tạo giống. Giai đoạn phun râu bắt đầu sau thời kỳ tung phấn từ 1 - 4 ngày, tùy thuộc vào giống và điều kiện thời tiết. Râu phun từ 5 - 12 ngày, mỗi ngày mọc từ 2,5 - 3,8 cm, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp nhận hạt phấn từ hoa đực.

Qua bảng 3.2 cho thấy: Thời gian từ gieo đến phun râu của các giống tham gia thí nghiệm biến động từ 73 – 76. Các tổ hợp lai NL13-9, NL14-1, NL14-3, NL14-4, NL14-6 có thời gian trỗ cờ phun râu trùng nhau. Các giống NL13-1, NL14-2, LVN152 là các giống có thời gian trỗ cờ trước phun

râucách nhau 3 ngày, các giống phun râu trước trỗ cờ là NL13-9, NL14-7, DK9901, NK67.

* Giai đon t gieo đến chín sinh lý

Thời gian sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm biến động trong khoảng 98-110 ngày. Các giống ngô trong thí nghiệm đều thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng trung ngày phù hợp với công thức luân canh tại Thái Nguyên.

3.3. Một sốđặc điểm hình thái của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm

Các đặc điểm hình thái của cây ngô liên quan đến khả năng tạo năng suất và khả năng chống chịu bao gồm: chiều cao thân cây, chiều cao đóng bắp, số lá trên cây, … Nghiên cứu các đặc điểm hình thái để đánh giá được mức độ đồng đều, tiềm năng năng suất, khả năng chống chịu của các giống tham gia thí nghiệm, từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn các giống trong sản xuất. Qua theo dõi các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm Chỉ tiêu

Tổ hợp lai

Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá trên cây (lá/cây) NL13-1 173,33 49,00 17,10 NL13-9 166,58 49,83 15,63 NL13-19 191,10 46,50 16,53 NL14-1 160,36 48,70 16,97 NL14-2 162,61 48,35 17,03 NL14-3 153,53 43,68 15,87 NL14-4 161,65 49,17 17,27 NL14-6 163,05 47,10 16,33 NL14-7 167,11 48,45 16,63 LVN152 169,45 45,53 17,33 NK67 (Đ/C1) 166,93 45,62 16,90 DK9901 (Đ/C2) 154,88 44,43 16,13 P <0,05 >0,05 <0,05 CV(%) 3,6 6,8 2,3 LSD05 10,20 5,44 0,65

3.3.1. Chiu cao cây

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chọn lọc giống ngô, liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của cây. Giống có chiều cao cây thấp có khả năng chống đổ tốt nên được quan tâm nhiều hơn trong công tác chọn lọc giống mới. chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật gieo trồng… Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng nhanh nhất là giai đoạn từ 9 lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi thụ tinh xong.Trong sản xuất cần căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng, diễn biến thời tiết của từng vùng trong năm mà lựa chọn các giống có chiều cao cây thích hợp.

Kết quả bảng 3.3 chothấy: chiều cao cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm biến động từ 153,53 - 191,10 cm. Trong đó tổ hợp lai NL14-3 có chiều cao cây thấp nhất (153,53cm), thấp hơn giống đối chứng 1 và tương đương với giống đối chứng 2 chắc chắn ở mức tin cậy 95%.Tổ hợp lai NL13- 19 có chiều cây đạt 191,1 cm cao hơn hai giống đối chứngở mức độ tin cậy 95%. Tổ hợp lai NL13-1, NL13-9 và NL14-7 có chiều cao tương đương với đối chứng 1 và cao hơn đối chứng 2 ở mức độ 95%. Các tổ hợp lai còn lại có chiều cao cây tương đương với cả hai giống đối chứng.

3.3.2. Chiu cao đóng bp

Cùng với chiều cao cây thì chiều cao đóng bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá loại hình sinh trưởng, khả năng chống đổ, gẫy, chống chịu sâu bệnh và khả năng thụ phấn, thụ tinh của giống. Những giống có chiều cao đóng bắp cao thì khả năng chống đổ kém, ngược lại giống có chiều cao đóng bắp thấp thì khả năng chống đổ tốt. Chiều cao đóng bắp tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng, chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện canh tác. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp của giống có thời gian sinh trưởng dài thường khoảng 40 - 60% chiều cao cây,

những giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp khoảng 35 - 38% chiều cao cây. Nhìn chung chiều cao đóng bắp tối ưu là bằng ½ chiều cao cây.

Kết quả bảng 3.3 cho thấy chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm dao động từ 43,68–49,83 cm. Chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm không có sự sai khác so với hai giống đối chứng (P>0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai trong điều kiện vụ xuân 2014 tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)