Synonym:Dendrobium crytallinum var. ochroleucum Guillaum. 1940.
Tên khác: Hoàng thảo hoa xen, Hoàng thảo ngọc thạch, Phi điệp đơn, Thạch hộc kim.
Do Châu Văn Mạnh Sưu Tầm Trang 34
26.1-Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 40-50cm, hình trụ, dầy khoảng 0,5cm, lóng dài 2-3cm. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thùy nhọn lệch, dài 8-10cm, rộng 1,8-2cm. Cụm hoa bên, 2-3 hoa, mọc trên thân không còn lá. Lá bắc dài 1,2cm. Lá đài và cánh hoa màu trắng. Hoa có đường kính 3-4cm, cuống hoa dài 2,4- 2,5cm. Các lá đài hình mác nhọn, dài 2.7-2.8cm, rộng 0,9-1cm. Cằm dài khoảng 0,5cm, đỉnh tròn. Cánh hoa hình mác nhọn, dài 2,8-3cm, rộng 1- 1,2cm. Môi hình trứng, dài 2,7-2,8cm, rộng 2,4- 2,5cm, màu trắng ở mép, giữa môi có 1 đốm lớn màu vàng lục, mép xẻ răng nhỏ. Cột cao 0,4- 0,5cm: răng cột tù. Nắp hình mũ cao, bề mặt phủ lông thô có màu trông giống như thủy tinh pha lê.
Hình 26- Ngọc vạn pha lê
26.2-Sinh học va Sinh thái: Ra hoa vào tháng 5-6. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 200-1400 m.
26.3-Phân bố:
- Trong nước: Quảng Trị, Gia Lai (Pleiku), Đak Lak, Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Bảo Lộc).
- Thế giới: Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.
26.4-Giá trị: Cây dùng làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng hay hơi hồng, môi có đốm vàng lục.
26.5-Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư chú chia cắt. Hiện nay bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán làm cây cảnh và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.
26.6-Phân hạng: EN B1+2e+3d.
26.7-Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn chăm sóc.
27. PHƯƠNG DUNG - DENDROBIUM DEVONIANUM Paxt.1840
Tên khác: Hoàng thảo,Thạch hộc môi răng.
Do Châu Văn Mạnh Sưu Tầm Trang 35
27.1-Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 30-35 cm, hình trụ, dầy 0,4-0,5cm, lóng dài 2,5-3cm. Lá hình mác rộng, đỉnh nhọn, dài 5-7cm, rộng 0,8-1,2cm. Cụm hoa bên, 1-4 hoa, mọc trên thân không còn lá. Lá bắc dài 0,4-0,5cm. Hoa có đường kính 3-6,4, cuống hoa và bầu dài khoảng 1,5 cm. Các đài hình mác, đỉnh nhọn, dài 2-2,2 cm, rộng 0,7-0,8 cm. Cằm dài khoảng 0,5 cm. Cánh hoa hình bầu dục, dài 2,8-3 cm, rộng 1,2-1,4 cm, đỉnh nhọn, mép có lông dài. Môi hình gần tròn, dài 2,4-2,6 cm, màu trắng hoặc vàng lục nhạt với đỉnh màu tía, ở giữa có 2 đốm lớn màu vàng; môi hình gần tròn, đỉnh nhọn, mép có diềm tua dai phân nhánh, bề nặt phủ lông. Lá đài, cánh hoa màu trắng có đỉnh màu tía. Cột màu trắng, cao khoảng 0,4cm; tuyến mật hình tròn; răng cột tròn ở đỉnh. Nắp hình mũ, phủ nhú mịn ở mặt bên.
Hình 27: Hoa phương dung
27.2-Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 4-7. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 600-1600m.
27.3-Phân bố:
- Trong nước: Lào Cai (Sa Pa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Gia Lai (Chư Păh, Chư Lu),
Lâm Đồng (Đà Lạt).
- Thế giới: Ấn Độ, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.
27.4-Giá trị: Dùng chữa sốt cao, thương tổn bên trong cơ thể, miệng khô phiền khát, hư nhiệt sau khi bị bệnh. Cây dùng làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng ngà với chót hường hay tía, môi rìa đẹp chót hường có 2 bớt màu vàng gần gốc.
27.5-Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để bán, chủ yếu làm cây cảnh, đôi khi làm thuốc và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.
27.6-Phân hạng: EN A1d, b1+2b,c.
27.7-Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.
28. HOÀNG THẢO HOA TRẮNG -VÀNG – DENDROBIUM NOBILE var. ALBOLUTEUM
Do Châu Văn Mạnh Sưu Tầm Trang 36
Tên khác: Hoàng thảo tâm vàng. Họ Lan – Orchidaceae
28.1-Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 30-60cm, dầy 1.5-1,8cm, hình chùy, dẹp bên, lóng dài 2,5-3,6 cm. Thân già thường dầy lên và thắt lại luân phiên nhau. Lá hình mác đỉnh chia 2 thùy tù lệch, dài 6-10cm, rộng 2,5-4 cm. Cụm hoa bên, 2-4 hoa, mọc trên thân còn lá. Lá bắc hình bầu dục, dài khoảng 0,5 cm. Hoa có đường kính 5-6 cm. Các lá đài và cánh hoa màu trắng, cuống hoa và bầu dài khoảng 4cm. Lá đài hình mác rộng, đỉnh tù, dài 3,3-3,5 cm, rộng 0,8-1 cm. Cằm dài khoảng 0,6 cm, đỉnh tù tròn. Cánh hoa hình mác, đỉnh nhọn, dài 2,8-3 cm rộng 0,8-1 cm. Môi hình phễu, viền trắng, ở giữa có 1 đốm lớn màu vàng, có nhiều gân màu xanh nhạt, khi trải phẳng có hình bầu dục, dài 2,8-3 cm, rộng 2,4-2,5 cm. Cột màu xanh lợt, cao 0,6-0,7cm; tuyến mật hình khe; răng cột hơi cong, đỉnh nhọn. Nắp màu tía, hình mũ cao, phủ nhú mịn.
Hình 28: Hoàng thảo hoa trắng-vàng.
28.2-Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 9-10. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1200m.
28.3-Phân bố:
- Trong nước:Mới thấy ở Gia Lai (Chư Păh, Gia Lu).
- Thế giới: Chưa biết.
28.4-Giá trị: Thứ đặc hữu của Việt Nam. Cây làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng, môi có đốm vàng ở giữa.
28.5-Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất hẹp. Nơi cư trú bị xâm hại do phá rừng và các cá thể trưởng thành bị khai thác ở mức độ nghiêm trọng để trồng và bán làm cây cảnh.
28.6-Phân hạng: EN B1+2b,c,e.
28.7-Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (R) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử
Do Châu Văn Mạnh Sưu Tầm Trang 37
dụng vì mục đích thương mại. Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.
29. CÁNH SÉT - DENDROBIUM OCHRACEUM De Wild. 1906.
Tên khác: Hoàng thảo hương thơm, Hoàng thảo vạch đỏ.
Họ Lan – orchidaceae.
29.1-Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 40-45 cm, hình trụ, dầy 0,6-0,8 cm, lóng dài 2-2,5 cm. Lá hình mác hoặc thuôn, đỉnh 2 thùy tù lệch, dài 7-9 cm, rộng 1,7-2 cm. Cụm hoa bên 1 hoa, ít khi 2 hoa. Lá bắc dài khoảng 0,8 cm. Hoa màu vàng, đường kính 4-5 cm. Các lá đài va cánh hoa quăn, hình mác, đỉnh nhọn, dài 2,5-2,7 cm, rộng 0,6-0,8 cm. Cằm hình cựa, dài 2,2-2,4 cm. Môi hình tim, 3 thùy, dài 2,5-2,7 cm, rộng 2-2,4 cm, có một đường sống lớn đến giữa môi thì tách thành 3 đường song song; thùy bên hình bán nguyệt, lệch có nhiều gân lớn màu đỏ; thùy giữa có đỉnh khía sâu, mép gấp nếp răn reo. Cột màu trắng, cao khoảng 0,5 cm, răng cột nhọn. Nắp hình mũ, đỉnh hơi nhô thành đường sống ngắn.
Hình 29: Cánh sét.
29.2-Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 5-6. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 300-700 m.
29.3-Phân bố:
- Trong nước: Mới thấy ở Gia Lai (K’Bang, Kon Hà Nừng). - Thế giới: chưa biết.
29.4-Giá trị: Loài đặc hữu của Việt Nam. Cây làm cảnh vì có hoa đẹp.
29.5-Tình trạng: Loài có nơi cư trú và khu phân bố rất hẹp, mới gặp ở một điểm trong khu phân bố. Loài này có giá trị làm cảnh cao nên thường bị thu hái nhiều làm giảm số lượng cá thể trưởng thành một cách nghiêm trọng. Nơi cư trú bị đe dọa do chặt phá rừng.
Do Châu Văn Mạnh Sưu Tầm Trang 38
29.7-Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.
30. NỈ LAN TỐI - ERIA OBSCURA Aver. 1988.
Họ Lan – Orchidaceae
30.1-Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh trên cây gỗ. Thân lạc, hình trụ hay hình con suốt, cao 5-8 cm, dầy 0,5 cm, đỉnh mang 1-3 lá. Lá hình mác, mập, cỡ 1,7x0.4-0,8 cm. Cụm hoa nhiều hoa, trục hoa, cuống bầu, cánh hoa phủ lông màu sẫm, đỉnh nhọn, màu vàng nhạt có gân màu tía. Cánh hoa dài 2,5 mm, rộng 0,5mm, nhẵn, hình dải , đỉnh tù, màu tía, mép màu vàng. Môi màu vàng, không rõ 3thùy; thùy trên hình bán nguyệt, tù; thùy giữa có đường sống không nổi rõ. Khối phấn 8.
30.2-Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 4-5. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 300-500 m.
30.3-Phân bố:
- Trong nước: Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã),
Gia Lai (Kon Hà Nừng).
- Thế giới: Chưa biết.
Hình 30: Nỉ lan tối
30.4-Giá trị: Loài đặc hữu và nguồn gen quý của Việt Nam.
30.5-Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt mạnh. Tuy có 1 điểm phân bố nằm trong vườn quốc gia nhưng nơi cư trú vẫn bị đe dọa xâm hại. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do chặt phá rừng.
30.6-Phân hạng: EN B1+2e.
30.7-Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn và chăm sóc
31. ĐƠN HÀNH LƯỠNG SẮC - MONOMERIA DICHROMA (Roife) Schlechter, 1914.
Do Châu Văn Mạnh Sưu Tầm Trang 39
1933; Sunipia dichroma (Rolfe) Ban & Huyen ,1984; Bulbophyllum jacquetii Gagnep. 1930; Bulbophyllum jacquetii var. rosea Guilaum. 1960.
Họ lan – Orchidaceae.
31.2-Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh trên cây gỗ, có thân rễ, đường kính 6-9 mm, trên đó có các bọng mọc cách nhau 5-6 cm. Bọng hình trứng thuôn, dài 3-4cm, đường kính 1,2-2 cm nhẵn, mang một lá ở đỉnh. Lá hình thuôn dài, dai, kích thước 14-16x2,5-3 cm, thót dần, có khía nông ở đỉnh; cuống lá dài 4-6 cm. Cụm hoa dài 24-40 cm, mang hoa ở nửa trên. Lá bắc hình mác, tù, kích thước 1,5x0,6 cm. Hoa màu vàng nhạt, đường kính 3,5 khi nở.
.Bầu dài 2,5-3 cm. Lá đài hình thuôn, đỉnh nhọn, kích thước 1,6-2,5x0,5-0,6 mm; lá đài giữa có gân phân nhánh; lá đài bên có 5 gân và phủ ít lông ở mặt ngoài. Cánh hoa hình tam giác, đỉnh nhọn, có răng hay diềm tua ở mép, kích thước 0,5-0,6x0,4 cm. Môi màu đỏ tía, hình lưỡi, có rãnh ở gốc, kích thước 0,8-0,9 x0,2 cm, có nhiều nhú ở gần góc, hai tai thuôn, có răng. Cột cao 0,4-0,5cm.
31.2-Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 4. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc rải rác ở độ cao 700- 2250 m.
Hình 31: Đơn hành lưỡng sắc.
31.3-Phân bố:
- Trong nước: Cao Bằng (Trà Lĩng, Thăng Heng), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Bì Đúp, Braian, Di Linh), Khánh Hoà (Nha Trang), Kon Tum (Ngọc Linh, Đak Ban Khong), Gia Lai (K’Bang).
- Thế giới: Chưa biết.
31.4-Giá trị: Loài đặc hữu của Việt Nam. Nguồn gen hiếm và đọc đáo. Là đại diện của một chi rất ít loài, có giá trị làm cảnh vì hoa đẹp.
31.5-Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác cũng như do chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.
31.6-Phân hạng: EN B1+2b,c.
31.7-Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.
Do Châu Văn Mạnh Sưu Tầm Trang 40
32. HÀI LÔNG - PAPHIOPEDILUM VILLOSUM (Lindl.) Stein, 1892.
Synonym: Cypribedium villosum Lindl., 1854; Cordula villosa (Lindl.) Rolfe, 1912.
Tên khác: Kim hài, Lan hài lông, Lan hài vàng.
Họ Lan - Orchidaceae.
32.1-Đặc điểm nhận dạng: Cỏ lâu năm, có 4-5 lá mọc chụm. Lá hình dải, cỡ 14-42 x 2,5-4 cm, màu lục ở mặt trên, lục nhạt ở mặt dưới, với nhiều chấm màu nâu tía ở gốc. Cụm hoa có cuốn dài 7-24 cm, mang 1 hoa. Lá bắc cỡ 3,7-6,5 x 3-3,8 cm, nhẵn. Hoa rộng 7,5-13,5 cm, có lông trắng ngắn ở mặt ngoài lá đài; lá đài gần trục hoa màu trắng, ở gần giữa màu lục và ở chính giữa là màu đỏ thẫm, hình trứng ngược, cỡ 4,5-7 x3-4,6 cm; lá đài ở xa trục màu lục nhạt, hình trứng ngược, cỡ 3,8-7,6 x 1,8-2,6 cm, có lông ria (mép) và lông màu tía ở gốc; môi màu đỏ với mạng gân màu đỏ thẫm, cỡ 4,7-8,6 x 3-3,8 cm; nhị lép màu vàng, hình tim ngược, cỡ 1,6 x 1,4 cm, có lông cứng; bầu dài 3-6 cm, phủ lông dày đặc.
Hình 32: Hài lông.
31.2-Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-6. Mọc dười tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng hay hỗn giao với cây lá kim trên núi đá granit, ở độ cao 1100-2000 m, bám thành bụi nhỏ rất rải rác trên thân và cành cây gỗ, đôi khi cả trên các tảng đá ở sườn núi.
31.3-Phân bố:
-Trong nước: Gia Lai (núi Chư Păh), Lâm Đồng (Lạc Dương: núi Bì Đúp), Khánh Hòa (Hòn Giao).
- Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào.
31.4-Giá trị: Loài cây làm cảnh quý vì hoa có màu sặc sỡ, đẹp, hiếm và sống bám.
31.5-Tình trạng: Loài vốn có khu phân bố hẹp, nơi cư trú lại bị chia cắt rải rác và có số lượng cá thể ít ỏi, lại bị thu hái đến kiệt quệ để bán trồng làm cảnh ở trong nước vá xuất khẩu lậu qua biên giới nên đang bị tuyệt chủng. Hiện nay các cá thể còn sót lại rất rải rác ở trên các cành cây cao hay tầng đã bị che khuất, cũng có số phận rất mong manh do môi trường sống là rừng bị chặt và đốt do vẫn tiếp tục bị tận thu.
Do Châu Văn Mạnh Sưu Tầm Trang 41
31.7-Biện pháp bảo vệ: Đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị Định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Bảo vệ phần quần thể nhỏ nhoi còn sót lại ở Khu bảo tồn thien nhiên Bì Đúp. Cần nhân rộng việc gieo ươm để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen.
33. DỰC GIÁC BÁN TRỤ - PTEROCERAS SEMITERTIFOLIUM Pedersen,1992.
Synonym: Sarcochilus uniflorus Gagnep. in Guillaum. 1933 (FGI, 6), non Schlechter (1913); Pteroceras uniflorus (Gagnep.) Guillaum. Ex Tixier, 1967, comb. Invalid.
Họ Lan – Orchidaceae.
33.1-Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh, có thân rễ rất to, thân rất ngắn. Lá mọc thành túm, xép thành 2 dãy, có khớp giữa phiến và bẹ; phiến lá dài 2-5cm, rộng 0,4 cm, định tù. Cụm hoa mọc ở nách lá, mang 1 hoa màu trắng, rộng khoảng 2 cm. Cuống và bầu dài 2 cm, nhẵn. Lá đài hình mác rộng, tù, dài 1cm, rộng 0,4-0,5 cm, có 5 gân dọc. Cánh hoa hình trứng ngược, dài 1 cm, rộng 0,5 cm, có 5 gân dọc. Môi màu vàng, có vạch tím; phần dưới có cựa dài 0,5 cm; phần trên dài 1 cm, rộng 1,2 cm, chia 3 thùy; thùy bên hình bầu dục, dài 0,5cm, rộng 0,2-0,5 cm; thùy giữa hình trứng, lõm thành túi sâu 0,5 cm. Cột cao 0,6 cm.
33.2-Sinh học và sinh thái: Tái sinh bằng chồi và