Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi ôn thi triết học và gợi ý trả lời (Trang 25 - 40)

Nếu chúng ta tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tức là nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn và phải tổng kết kinh nghiêm thực tiễn, phải bổ sung phát triển lý luận (do thực tiễn luôn vận động và phát triển nên phải thường xuyên tổng kết xem nó xem nó thừa thiếu nhằm bổ sung phát triển nó cho phù hợp). Nắm vững quan điểm này có ý nghĩa trong việc góp phần hạn chế trong việc mắc phải sai lầm của bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học, khuếch đại vai trò thực tiễn, hạ thấp vai trò lý luận. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường thỏa mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, không chịu học để nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kỹ thuật, thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ và sẽ bị thất bại trong thực tiễn khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi. Hồ chí minh đã nói: “có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng một mắt mù”.

Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể, áp dụng kinh nghiệm một cách rập khuôn, máy móc. Bệnh giáo điều biểu hiện rất đa dạng như:

- Bệnh sách vở, hiểu lý luận một cách trù tượng, nặng về diễn giải những gì đã có trong sách vở mà không đối chiếu với cuộc sống. Đề ra những chủ trương và chính sách không xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của thực tiễn đất nước mà xuất phát từ sách vở.

- Vận dụng sai lý luận vào thực tiễn, chỉ biết trích dẫn, không quan tâm đến thực tiễn, không bổ sung, điều chỉnh lý luận.

- Tiếp nhận những nguyên lý của CNXH khoa học một cách đơn giản, phiến diện mang tính chất cảm tính, từ đó biến chúng thành những tín điều và áp dụng rập khuôn chủ nghĩa xã hội của nước ngoài vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nước. Áp dụng rập khuôn, máy móc kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước khác; áp dụng chính sách kinh tế thời chiến vào thời bình.

Chủ tịch HCM yêu cầu “phải học tập tinh thần CN Mác – Lê nin, học tập lập trường quan điểm và phương pháp của CN Mác –Lê nin để áp dụng giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”. Người còn khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của CN. Mác – Lê nin, thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành lý luận mù quáng, lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông”. HCM luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn hiểu rõ và thấm nhuần phương châm lý luận cách mạng không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc mà đầy đủ tính sáng tạo lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực

tiễn của cuộc sống. Với cách nhìn đó tuy đề cao lý luận, nhưng người không xem thường kinh nghiệm. Người rất coi trọng tổng kết kinh nghiệm coi đó là một biện pháp để thống nhất lý luận và thực tiễn, vừa nâng cao trình độ lý luận vừa nâng cao khả năng hoạt động thực tiễn.

Tóm lại, coi trọng tổng kết là một phương pháp căn bản trong hoạt động lý luận. Đó cũng là phương pháp cơ bản để khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Qua tổng kết thực tiễn mà sửa đổi, phát triển lý luận đã có, bổ sung hoàn chỉnh đường lối, chính sách, hình thành lý luận mới, quan điểm mới để chỉ đạo sự nghiệp đổi mới xã hội.

Câu 1 1 : Hình thái kinh tế xã hội là gì? Vạch ra ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội? phân tích tư tưởng của Mac “sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên” Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng học thuyết hình thai KT-XH như thế nào vào thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay.

Học thuyết Mác xít về hình thái kinh tế xã hội là nội dung cơ bản của CNDVLS của triết học Mác – Lênin; nó chẳng những chỉ rõ kết cấu của các xã hội cụ thể, mà còn vạch rõ những quy luật nội tại, cơ bản chi phối sự vận động phát triển của đời sống xã hội nói chung, cũng như xã hội trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Như vậy học thuyết Mác xít về HTKT-XH là cơ sơ lý luận và phương pháp luận của các khoa học xã hội, là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về xã hội, và do đó là 1 trong những nền tảng lý luận của CNXH khoa học. Vậy, hình thái kinh tế xã hội là gì ?

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu Quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất (LLSX) và với một kiến trúc thượng tầng (KTTT) tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất (QHSX) ấy.

Cấu trúc của Hình thái KT - XH bao gồm ba yếu tố cơ bản là: lực lượng sản xuất, QHSX và KTTT. Ba yếu tố cơ bản này có quan hệ biện chứng với nhau và trở thành tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các xã hội cụ thể. Đây là căn cứ khoa học để xem xét bản chất của một chế độ xã hội và phân biệt nó với một chế độ xã hội khác.

Ý nghĩa của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội :

Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời là một cuộc Cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Nó chỉ ra rằng động lực của lịch sử chính là hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của quy luật khách quan. Học thuyết Mác cũng nhấn mạnh vai trò quyết định xét đến cũng của nhân tố cơ sở hạ tầng của kinh tế, song không giờ coi nhân tố kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định trong lịch sử.

Trong các quy luật khách quan, học thuyết Mác khẳng định quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao.

Học thuyết Mác cũng chỉ ra rằng quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả trường

hợp bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nhất định trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định.

- Tóm lại, học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội công cụ lý luận giúp chúng ta nhận thức được những quy luật phổ biến đang tác động và chi phối sự vận động của xã hội, là phương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội và là cơ sở lý luận cho việc hoạch định con đường đi lên CNXH ở nước ta.

Sự vận động, phát triển và thay thế nhau của các Hình thái kinh tế- xã hội trong lịch sử được qui định bởi mối quan hệ biện chứng giữa chính các yếu tố cấu thành Hình thái kinh tế –xã hội, hình thành nêu những quy luật phổ biến của xã hội đó là: quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX; quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa Cơ sở hạ tầng và KTTT; những quy luật tác động trong xã hội có đối kháng giai cấp, đặc biệt là quy luật đấu tranh giai cấp.

Trước hết học thuyết hình thái kinh tế xã hội, chỉ rõ rằng : sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát phát triển của xã hội; xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải có quá trình sản xuất và tái sản xuất, cũng như vai trò của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội.

Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên .

Thực tế cho chúng ta thấy, lịch sử xã hội loài người vận động phát triển liên tục không ngừng từ thấp đến cao và sẽ trải qua 5 hình thái KT - XH kế tiếp nhau. Đó là các hình thái KT - XH: Công sản nguyên thuỷ; Chiếm hữu nô lệ; Phong kiến; Tư bản chủ nghĩa; cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH. Quá trình này không phụ thuộc vào ý thức yếu tố chủ quan của bất cứ cá nhân hay lực lượng sản xuất nào, mà nó tuân theo các quy luật kinh tế khách quan vốn có của đời sống xã hội, mà trước hết và cơ bản là quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Tuy nhiên, trong những điều kiện đặc biệt khi có điều kiện khách quan, chủ quan ở thời đại cho phép, thì một quốc gia nào đó có thể diễn ra sự phát triển đặc thù. Tức là bỏ qua một giai đoạn nào đó trong tiến trình lịch sử để bước vào một giai đoạn cao hơn mà không nhất thiết phải từng tự qua năm hình thái KT - XH, nhưng vẫn đảm bảo từ thấp đến cao tuân theo các quy luật đặc thù của xã hội.

Lịch sử nhân loại đã chứng minh, hàng loạt quốc gia trên thế do những điều kiện thuận lợi nhất định, đã bỏ qua một vài hình thái KT - XH nào đó để vượt lên một hình thái KT - XH cao hơn. Mác gọi đây là khả năng ‘rút ngắn”, là quá trình lịch sử đặc thù. Quy luật kế thừa của lịch sử loài người luôn cho phép cộng đồng nào đó, trong những điều kiện nhất định, do tác động của nhân tố bên trong và bên ngoài có thể bỏ qua giai đoạn phát triển nhất định để vươn tới trình độ tiên tiến của nhân loại. Lịch sử đã chứng minh , sự giao lưu, hợp tác với các trung tâm phát triển cao về sản xuất vật chất kỹ thuật, văn hoá, chính trị. . . cho phép một số nước kém phát triển hơn ‘đi tắt” Tuy nhiên, nếu “rút ngắn” một cách nóng vội, bất chấp quy luật khách quan sẽ rơi vào “bệnh” chủ quan, duy ý chí.

Học thuyết hình thái KT – XH là cơ sở lý luận để chúng ta nghiên cứu mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Nhận thức và vận dụng đúng nguyên tắc này giúp ta tăng cường hệ thống chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố và hoàn thiện Nhà nước kiểu mới thích ứng với sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế định hướng đi lên XHCN, tạo điều kiện giải phóng sức lao động, đẩy nhanh sự phát triển của LLSX, sản xuất kết hợp với tăng cường dân chủ nhân dân

dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mô hình mà chúng ta xây dựng kết hợp đồng thời kiến trúc thượng tầng lẫn cơ sở hạ tầng mới, phù hợp với đặc điểm riêng có và những điều kiện đặc thù của Việt Nam. Hiện nay, nước ta đang quá độ lên CNXH trong hoàn cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, vấn đề quốc tế hóa, toàn cầu hóa có ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta. Tuy là một quốc gia chưa qua giai đoạn phát triển TBCN, song với những điều kiện lịch sử trong nước và quốc tế hiện tại việc quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN hoàn toàn có thế thực hiện được. Điều đó, hoàn toàn phù hợp với quy luật lịch sử - tự nhiên của học thuyết Mác về sự vận động phát triển của các hình thái KT –XH.

Nếu quay ngược lại dòng thời gian chúng ta sẽ nhìn thấy sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN ở Đông Au và Liên Xô trước đây, chủ yếu là do trong công cuộc cải tạo và xây dựng đất nước đã mắc phải một số sai lầm về chủ quan, không vận dụng đúng các quy luật khách quan về hình thái KT - XH cụ thể là : tuyệt đối hoá trong nhận thức, vận dụng và điều chỉnh cơ chế không phù hợp với sự vận động và biến đổi của thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế, duy trì quá lâu tình trạng sản xuất nhỏ, xây dựng QHSX mới không phù hợp với trình độ của LLSX dẫn đến kìm hảm sự phát triển kinh tế, gây khủng hoảng kinh tế...dẫn đến hệ thống XHCN trên thế giới phải lâm vào tình trạng thoái trào. Đó là cái giá đắt mà những người cộng sản đã phải trả, và cũng là bài học xương máu mà Đảng cộng sản Việt Nam đã rút ra để tiến hành hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới từ đại hội lần Đảng thứ VI đến nay.

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đầy khó khăn thậm chí đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng về kinh tế do việc vận dụng chưa đúng các quy luật khách quan, nhất là về phạm trù hình thái KT - XH.

Thật vậy, trước thời kỳ đổi mới quan điểm con đường đi lên CNXH của nước ta là quá độ thẳng trực tiếp từ sản xuất nhỏ lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Tức là không có trung gian, không chấp nhận kinh tế hàng hoá, phủ nhận kinh tế thị trường, bỏ qua kinh tế nhiều thành phần, phủ nhận những bước đi mà CNTB khi chiến thắng chế độ phong kiến đã từng thực hiện, trong khi đó LLSX chúng ta còn yếu kém, lạc hậu… Kết quả trong thời gian dài đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng. Bài học kinh nghiệm xương máu ấy đã được Đảng ta đánh giá trong đại hội VII một trong những sai lầm là bệnh chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan và đã phân tích những biểu hiện cụ thể của căn bệnh trong một số lĩnh vực : Nóng vội trong cải tạo XHCN, xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần ; có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp năng; duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp; có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả tiền lương; công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng.

Nguyên nhân cơ bản mà Đảng ta đã chỉ ra đó là về mặt nhận thức, sự yếu kém lạc hậu về tư duy lý luận dẫn đến việc nhận thức và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ, từ đó cho ra đời những chủ trương chính sách thiếu căn cứ khoa học, xa rời với thực tế. Sai lầm về chủ quan duy ý chí.

Những sai phạm nêu trên đã đưa XH Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Thực tế, người lao động không còn động lực trực tiếp về lợi ích để phấn đấu, không phát huy,

tạo môi trường thuận lợi để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế nên sức sản xuất vật chất bị đình trệ, kìm hảm làm cho đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn, xã hội rối ren, phức tạp, người dân mất niềm tin nơi nhà nước. Nhìn nhận vấn đề trên, có thể kết luận chủ yếu do khả năng yếu kém trong nhận thức thực tiển, yếu kém trong nghiên cứu CN Mác – Lênin nên mô hình XD CNXH đã bị chệch hướng so với mô hình được Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng.

Từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay đảng ta thực hiện đường lới đổi mới đất nước, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cũng được đổi mới và xác định ngày càng rõ

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi ôn thi triết học và gợi ý trả lời (Trang 25 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w