Phân loại B/L:

Một phần của tài liệu Tài liệu bài giảng môn thanh toán quốc tế (Trang 39 - 41)

- Căn cứ vào tính chất của thẻ gồm có: + Thẻ tín dụng (credit card)

d. Phân loại B/L:

Căn cứ vào phê chú trên vận đơn, thì B/L có thể được chia làm 2 loại:

* Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có phê chú xấu về hàng hóa và/hoặc bao bì.

* Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có phê chú xấu về tình trạng hàng hóa và/hoặc bao bì. Đối với các loại B/L này, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán, trừ khi có quy định riêng.

Căn cứ vào tình trạng bớc xếp hàng hóa, thì B/L được chia làm 2 loại:

* Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board B/L): là vận đơn được cấp cho người gởi hàng khi hàng hóa đã nằm trong khoang tàu.

* Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L): là vận đơn được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng để chở và trước khi hàng hóa được xếp lên tàu.

Trên B/L không ghi rõ ngày tháng hàng hóa được xếp xuống tàu. Do vậy, sau khi hàng hóa được xếp xuống tàu, người gởi hàng phải đem vận đơn này đến hãng tàu đổi lấy vận đơn đã xếp hàng mới có giá trị thanh toán.

39

Căn cứ vào quy định về người nhận hàng trên B/L, thì có các loại B/L sau:

* Vận đơn theo lệnh (To order B/L): là vận đơn quy định người chuyên chở sẽ giao hàng

theo lệnh của một người nào đó. Ví dụ như giao theo lệnh của người gửi hàng (B/L to order), hoặc theo lệnh của ngân hàng (B/L to the order of issuing bank).

* Vận đơn đích danh (B/L to a named person/ Straight B/L): là vận đơn trong đó có ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng (ghi ở mục “Consignee” và “Notify”). Do đó, hàng chỉ có thể giao cho người có tên được ghi trên B/L.

* Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Là loại vận đơn không ghi tên của người nhận hàng, mà hàng sẽ được giao trực tiếp cho người cầm vận đơn gốc.

Loại vận đơn này không bảo đảm an toàn cho chủ hàng do có thể bị mất, bị đánh cắp hoặc kẻ xấu có thể lợi dụng vận đơn này để lừa đảo.

Căn cứ vào hành trình chuyên chở, thì có các loại vận đơn như:

* Vận đơn đi thẳng: (Direct B/L): là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được chở thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc đường.

* Vận đơn suốt (Through B/L): là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng nhiều con tàu, bởi một hay nhiều người chuyên chở, nghĩa là hàng hóa phải chuyển tải dọc đường.

Người cấp vận đơn đi suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên chặng đường từ cảng xếp đến cảng dỡ cuối cùng.

Căn cứ vào phương thức thuê tàu, thì có hai loại B/L:

* Vận đơn tàu chợ (Liner Bill of Lading):

“Tàu chợ là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên 1 tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo 1 lịch trình đã định trước”. Như vậy, khi hàng hóa được gửi theo tàu chợ, người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn, gọi là vận đơn tàu chợ.

Vận đơn tàu chợlà vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng.

Đây là các loại vận đơn thông thường, được sử dụng trong mua bán ngoại thương và được ngân hàng chấp nhận thanh toán nếu được lập theo đúng quy định của L/C.

40

* Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu hay còn gọi là vận đơn tàu chuyến (Charter Party B/L hoặc Voyage Charter B/L):

“Tàu chuyến là tàu được thuê theo chuyến để chuyên chở hàng hóa giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng mà không theo một tuyến đường nhất định”. Khi hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng thuê tàu chuyến, thì chủ tàu hay thuyền trưởng sẽ phát hành 1 vận đơn tàu chuyến.

Vận đơn tàu chuyến là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng phương thức thuê tàu chuyến,vận đơn này phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu.

Đây là loại B/L do thuyền trưởng của tàu cấp, chỉ in một mặt trước, còn mặt sau để trắng nên còn có tên gọi là B/L lưng trắng (Blank back B/L). Thông thường ngân hàng sẽ từ chối thanh toán các loại B/L này, trừ khi có quy định khác trong L/C.

4.5. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O): được lập theo yêu cầu của

nhà NK.

Là chứng từ do người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền (ở Việt Nam là Bộ Công – Thương hoặc ủy quyền Phòng Thương Mại – Công nghiệp VN) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa. Đôi khi C/O còn là một trong những chứng từ quan trọng để được hưởng ưu đãi do thỏa mãn một số điều kiện nào đó.

* Các loại C/O:

Một phần của tài liệu Tài liệu bài giảng môn thanh toán quốc tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)