Phương hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng nền kinh tế Việt Nam những năm qua và giải pháp cho nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN doc (Trang 26 - 29)

nước ta.

1. Nhận thức về cơ cấu kinh tế mới ở nước ta:

Đại hội lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định những nhận thức cơ bản về cơ chế kinh tế mới ở nước ta là:

- Sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH mà là thành tịu phát triển của nền văn

minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng

- Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường theo định

hướng XHCN ở nước ta là một thể thống nhất với nhiều lực lượng tham gia sản xuất lưu thông trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới.

- Thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch, kế hoạch chủ yếu mang

tính định hướng và đặc biệt quan trọng trên bình diện vĩ mô. Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Vận dụng cơ chế thị trườn đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà

nước, đồng thời xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm phat huy tác động tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trường bằng pháp luật kế hoạch, cơ chế chính sách, các công cụ đòn bẩy kinh tế và bằng các nguồn lực của kinh tế nhà nước.

2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới cơ chế kinh tế nước ta.

Mục tiêu của việc đổi mới cơ chế kinh tế đến năm 2000 nhà Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định là xoá bỏ cơ chế tập trung quan

liêu bao cấp hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để đạt được mục tiêu đó cần phải giải quyết tốt một số vấn đề sau đây:

Trước tiên chúng ta phải chủ động tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, phát huy những ưu thế và động lực của thị trường, đồng thời hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường. Cụ thể hơn, chúng ta phải phát triển mạnh thị trường hàng hoá và dịch vụ; tổ chức quản lý và hướng dẫn việc thuê và sử dụng lao động; quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản;xây dựng thị trường vốn và từng bước hình thành thị trường chứng khoán.

Thứ hai phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế để thể chế hoá cương lĩnh, chiến lược và các chủ trương chính sách của đảng,hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ cần thiết cho các hoạt động kinh tế. Kinh tế thị trường là một nền kinh t ế còn mang tính tự phát và cạnh tranh, thậm chí còn khốc liệt với những đặc trưng đó, nó cần được kiểm soát bởi một hành lang pháp lý đó là hệ thống pháp luật. Bắt nguồn từ đó, việc xây dựng một hệ thống pháp luật hàm chứa các yếu tố: hướng dẫn,kiểm soát và định hướng sẽ gây ra tác động biến chứng của thượng tầng kiến trúc đến cơ sở hạ tầng trong quá trình vận động của cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.

Ba là hoàn thiện và đổi mới đồng thời tăng cường vận dụng các chính sách tài chính và tiền tệ nhằm tạo nguồn vốn và thực hiện việc đầu tư vốn theo mục tiêu phát triển; sau đó cần nhanh chóng hình thành thị trường tiền vốn.

Chính sách tài chính phải nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển:huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tăng cường tích luỹ để tạo vốn đầu tư phát triển, đáp ứng những nhu cầu thật sự cần thiết cấp bách, đảm bảo quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia; giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế và kiểm soát lạm phát.

Chuyển mạnh chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường, góp phần ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam, kìm chế lạm phát ở

mức thấp, huy động và cho vay vốn có hiệu quả; đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống giá cả và đổi mới công tác quản lý giá.

Thứ tư là phát triển cơ cấu kinh tế mở nhằm hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, đây là giải pháp có tính thời đại cần lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài trên các mặt; kinh tế, môi trường, công nghệ theo hướng đảm bảo lợi thế so sánh và chủ quyền nước ta.

Do vậy cần có chính sách cởi mở trong quan hệ quốc tế và đầu tư theo nguyên tắc đa phương hoá và đa dạng hoá các bên cùng có lợi. Đối với Việt Nam đây là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để tiếp cận công nghệ mới phát triển lực lượng sản xuất, đặc biệt các ngành mũi nhọn của tiến bộ khoa học công nghệ, tạo cơ hội cho những bước “ đột biến ” trong phát triển kinh tế. Nếu chúng ta đóng cửa hoặc chỉ hé mở, thì những cơ hội nhập, nắm bắt đón đầu các vận hội cho chuyển hoá về chất của nền kinh tế sẽ bị xoá bỏ qua và rõ ràng không thể tránh khỏi tụt hậu được cảnh báo. Điều đó cúng có nghĩa là khó thực hiện được cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất như định hướng. Do đó cần phải có một chiến lược kinh tế đối ngoại thích ứng, hội nhập và mang tính thời đại, nhằm nhanh chóng hiện đại hoá LLSX và đẩy nhanh quá trình xã hội hoá các quan hệ sở hữu.

Năm là, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước. Quản lý nhà nước.Quản lý nhà nước về kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều khác biệt so với cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Quản lý nhà nước về kinh tế trong thời kỳ này ngoài hoạch định chiến lược, chính sách, chế độ và sử dụng hệ thống pháp luật phải lấy phương pháp kinh tế làm chính. Thực chất của phương pháp này là sử dụng các công cụ kinh tế ở tầm vĩ mô ( nội dung chủ yếu của cơ chế kinh tế quản lý ) để điều tiết các quan hệ kinh tế theo định hướng của nhà nước. Phương pháp này được coi như đặc tính vốn dĩ đầy hiêu lực trong điều hành kinh tế thị trường. Do vậy, việc xây dựng một cơ chế quản lý kinh tế đồng bộ thực hiện đồng thời ba chức năng: kích thích điều tiết, kiểm soát các quan hệ kinh tế có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy LLSX nhìn

theo góc độ về sự thích ứng của nó với quan hệ sản xuất. Để thực hiện giải pháp này, văn kiện đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Nhà nước phải thực hiện tốt nhiệm vụ định hướng sự phát triển; trực tếp đầu tư vào một số lĩnh vực cần thiết, thiết lập khuôn khổ lập pháp, hệ thống chính sách nhất quán, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, thực hiện tốt các chính sách xã hội, quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội. Cán bộ và các cấp chính quyền không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh và quyền tự chủ hoạch toán của doanh nghiệp.

Những giải pháp trên đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo và tài năng, tận tuỵ với sự nghiệp xây dựng đất nước.

Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta là một quan hệ phức tạp, có nhiều khó khăn, không nên quan niệm giản đơn và nóng vội,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng nền kinh tế Việt Nam những năm qua và giải pháp cho nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN doc (Trang 26 - 29)