Phân loại khách hàng DN:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tin dụng doanh nghiệp phù hợp với Ngân hàng thương mại Việt Nam ppt (Trang 36 - 38)

3.2.2.1. Theo loại hình DN:

Phân theo loại hình DN thì khách hàng DN bao gồm:

– Các DN hoạt động theo Luật DNNN với mục đích kinh doanh hay các DNNN hoạt động công ích, đơn vị hành chính sự nghiệp tự cân đối thu chi;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, DNTN, công ty hợp danh hoạt

động theo Luật DN;

– Các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam;

– Các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự (trừ các TCTD).

Tổng công ty, công ty mẹ, các đơn vị thành viên trực thuộc hạch toán độc lập

được xác định là một khách hàng. 3.2.2.2. Theo quy mô hoạt động:

Việc phân loại theo quy mô hoạt động dựa vào 2 tiêu chí là vốn chủ sở hữu và số

lượng lao động trung bình. Theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 thì DN nhỏ và vừa có vốn chủ sở hữu không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Như vậy có thể hiểu DN lớn là DN có vốn chủ sở hữu trên 10 tỷ và số lượng lao động sử dụng trung bình hàng năm lớn hơn 300 người.

Tuy nhiên, đứng trên góc độ NHTM thì tiêu chí số lao động bình quân trong năm không thực sự mang nhiều ý nghĩa trong việc phân loại để xét cho vay. Trong khi

đó chỉ tiêu vốn chủ sở hữu lại liên quan nhiều đến các chỉ tiêu đánh giá phân tích, xếp loại tín dụng. Vốn chủ sở hữu được xem như là một "vùng đệm" nhằm bảo đảm an toàn đối với vốn vay. Do đó, việc phân loại DN theo quy mô hoạt động được căn cứ vào chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của DN căn cứ theo báo cáo tài chính. Cụ thể:

– DN nhỏ: vốn chủ sở hữu ≤ 5 tỷđồng.

– DN vừa: 5 tỷđồng < vốn chủ sở hữu ≤ 10 tỷđồng.

– DN lớn: vốn chủ sở hữu >10 tỷđồng. 3.2.2.3 Theo lĩnh vực hoạt động:

Theo quyết định số 143/TCTK/PPCĐ ngày 22/12/1993 của Tổng cục thống kê thì các DN có thể được chia theo hệ thống ngành kinh tế như sau: (a) Ngành nông lâm nghiệp; (b) Ngành thủy sản; (c) Ngành công nghiệp khai thác mỏ; (d) Ngành công nghiệp chế biến; (e) Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; (f) Ngành xây dựng (g) Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy,

đồ dùng cá nhân và gia đình; (h) Ngành khách sạn và nhà hàng; (i) Ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; (j) Ngành tài chính tín dụng; (k) Ngành hoạt động khoa học và công nghệ; (l) Ngành hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; (m) Ngành giáo dục và đào tạo; (n) Ngành y tế; (o) Ngành văn hóa, thể thao.

Một số nhóm ngành trên đây có những đặc điểm về hoạt động kinh doanh, tài chính tương đối giống nhau. Do đó, để không quá phức tạp trong đánh giá, theo quan điểm tác giả, dưới góc độ NHTM có thể phân các DN thành 4 nhóm ngành chính yếu sau đây:

– Nhóm các DN hoạt động trong ngành nông, lâm ngư nghiệp.

– Nhóm các DN hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ.

– Nhóm các DN hoạt động trong ngành xây dựng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tin dụng doanh nghiệp phù hợp với Ngân hàng thương mại Việt Nam ppt (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)