Thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa potx (Trang 25 - 28)

4.1 Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn rất thấp, mới chỉ ở giai đoạn sơ khai: chỉ ở giai đoạn sơ khai:

Nền kinh tế thị trường ở nước ta mới ở giai đoạn sơ khai, ở trình độ thấp và kém phát triển. Biểu hiện ở số lượng mặt hàng và chủng loại hàng hoá nghèo nàn, khối lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu còn nhỏ, chi phí sản xuất và giá cả hàng hoá cao, chất lượng hàng hoá thấp, quy mô, dung lượng thị trường hạn hẹp; mức cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hoá trên thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước còn rất yếu; đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi còn ít; thu nhập của người lao động còn thấp do đó sức mua hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là:

 Cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực, một số cơ sở kinh tế đã được trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế, máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, máy móc thiết bị lạc hậu 2-3 thế hệ (có lĩnh vực 4-5 thế hệ). Lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Do đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn rất thấp so với khu vực và thế giới (năng suất lao động của nước ta chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới).

 Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc…còn lạc hậu, kém phát triển. Hệ thống giao thông kém phát triển làm cho các địa phương, các vùng bị chia cắt, tách biệt nhau, do đó làm cho nhiều tiềm năng của các địa phương không thể được khai thác, các địa phương không thể chuyên môn hoá sản xuất để phát huy thế mạnh.

 Do cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp làm cho phân công lao động kém phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ. Nông nghiệp vẫn sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động, nhưng chỉ sản xuất khoảng 26% GDP, các ngành kinh tế công nghệ cao chiếm tỷ trọng thấp.

 Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước là rất kém. Do cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp dẫn

đến khối lượng hàng hoá nhỏ bé, chủng loại nghèo nàn, chất lượng thấp mà giá thành lại quá cao.

4.2. Các loại thị trường trong nước đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ:

Thị trường hàng hoá - dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều tiêu cực (hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hiệu vẫn làm rối loạn thị trường).

Thị trường sức lao động mới manh nha, một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện nhưng nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Nét nổi bật của tinh trạng này là thừa lao động giản đơn, trình độ thấp; nhưng lại thiếu lao động lành nghề, lao động có hàm lượng chất xám cao. Do vậy dẫn đến tình trạng thừa lao động giản đơn, nhiều người có sức lao động không tìm được việc làm; nhưng nhiều ngành nghề lại không có lao động đủ trình độ đáp ứng. Ngoài ra, cơ cấu đào tạo bất hợp lý cũng đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, khiến cho một lượng lớn sinh viên được đào tạo ra trường không thể tìm được việc làm.

Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập, như nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn để sản xuất kinh doanh nhưng không vay được vì vướng mắc thủ tục, trong khi đó nhiều ngân hàng thương mại huy động được tiền gửi mà không thể cho vay để ứ đọng vốn. Trong hoạt động của các ngân hàng vẫn còn nhiều tiêu cực và gian lận. Thị trường chứng khoán đã ra đời nhưng gần như luôn ở trong tình trạng “đóng băng”, các giao dịch diễn ra rất ít và các doanh nghiệp vẫn còn rất xa lạ với thị trường này trong khi đây chính là một nơi huy động vốn rất có hiệu quả.

4.3 Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường, nhưng trong đó, sản xuất hàng hoá nhỏ, phân tán còn phổ biến: xuất hàng hoá nhỏ, phân tán còn phổ biến:

Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, có nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường, do vậy nền kinh tế nước ta có nhiều loại hình sản xuất hàng hoá cùng tồn tại, đan xen, vừa đấu tranh vừa hợp tác.

của quốc gia chưa cao, xã hội hoá sản xuất chưa phát triển, quá trình tích tụ, tập trung sản xuất chưa được đẩy mạnh, tư duy kiểu cũ vẫn con tồn tại nặng nề.

4.4 Kinh tế nước ta hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật còn thấp xa so với các nước hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật còn thấp xa so với các nước khác và khả năng cạnh tranh rất yếu:

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng đồng thời cũng có không ít những khó khăn và thách thức hết sức gay gắt. Nhưng hội nhập là xu thế tất yếu và khách quan, nên không thể đặt vấn đề tham gia hay không tham gia mà chỉ có thể là tham gia như thế nào để có thể tận dụng được thời cơ, đẩy lùi được nguy cơ. Trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật cũng như quản lý của nước ta hiện còn kém xa các nước trong khu vực và trên thế giới, điều đó gây cho chúng ta những bất lợi to lớn trong quá trình hội nhập, trong việc cạnh tranh với nước ngoài. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không có những lợi thế riêng, không có những điểm mạnh so với các nước khác. Vấn đề là chúng ta phải chủ động hội nhập, chuẩn bị thật tốt, bám sát lộ trình hội nhập, hạn chế, khắc phục điểm yếu, tìm ra và tận dụng tốt nhất “cái mạnh tương đối” của nước ta trong cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

4.5 Quản lý nhà nước về xã hội còn yếu kém:

Trước tiên hãy nhìn vào hệ thống pháp luật, chúng ta không có được một bộ luật đồng bộ, còn chồng chéo nhau. Sự phối hợp giữa nhưng xó quan chính quyền còn khôn gthật nhuần nhuyễn. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thi hành pháp luật còn nhiều bất cập. Tình trạng khôn gchấp hành luật lệ còn khá phổ biến. Một vấn đề nữa, do nghiệp vụ hành chính của các công chức nhà nước không cao nên có nhiều công đoạn, rườm rà, không hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa potx (Trang 25 - 28)