Ảnh hưởng đến tính chống mòn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt (v, s, t) đến độ nhấp nhô bề mặt khi gia công thép 45 bằng dao tiện thép gió sản xuất tại việt nam (Trang 39 - 40)

III. PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1Ảnh hưởng đến tính chống mòn

(a) nh hưởng đến độ nhấp nhô tế vi.

Chiều cao và hình dạng nhấp nhô tế vi cùng với vết gia công có ảnh hưởng

đến ma sát và mài mòn chi tiết máy.

Do bề mặt hai chi tiết tiếp xúc với nhau có nhấp nhô tế vi, nên trong giai

đoạn đầu của quá trình làm việc, hai bề mặt này chỉ tiếp xúc với nhau ở một sốđỉnh cao nhấp nhô. Diện tích tiếp xúc thực chỉ bằng một phần của diện tích tiếp xúc tính toán. Tại các đỉnh tiếp xúc đó áp suất rất lớn, thường vượt qua giới hạn chảy, có khi vượt qua giới hạn bền của vật liệu làm cho lớp tiếp xúc bị đàn hồi, làm biến dạng dẻo các đỉnh nhấp nhô.

Khi hai bề mặt có hiện tượng trượt tương đối với nhau sẽ xảy ra hiện tượng biến dạng dẻo ở các đỉnh nhấp nhô. Các đỉnh nhấp nhô bị mòn nhanh làm cho khe hở lắp ghép tăng lên. Đó là hiện tượng mòn ban đầu. Trong điều kiện làm việc nhẹ

và vừa, mòn ban đầu có thể làm cho chiều cao nhấp nhô giảm 65-75%, lúc đó diện tích tiếp xúc tăng lên và áp suất tiếp xúc giảm đi. Mòn ban đầu ứng với thời gian chạy rà kết cấu cơ khí. Ở giai đoạn này, hình dạng nhấp nhô và chiều của vết gia công cũng thay đổi. Sau giai đoạn này là quá trình mài mòn trở lên bình thường và chậm. Đó là giai đoạn mòn bình thường. Cuối cùng là giai đoạn mòn khốc liệt, khi

đó bề mặt tiếp xúc bị tróc ra, nghĩa là cấu trúc bề mặt chi tiết bị phá hỏng.

Như vậy, khi chế tạo chi tiết máy, nếu giảm hoặc tăng chiều cao nhấp nhô tế

vi tới trị số tối ưu, ứng với điều kiện làm việc của chi tiết thì sẽđạt được lượng mòn ban đầu ít nhất và kéo dài tuổi thọ chi tiết.

(b) ảnh hưởng của lớp biến cứng

Lớp biến cứng của bề mặt chi tiết máy có tác dụng nâng cao tính chống mài mòn của chi tiết. Biến cứng làm hạn chế tác động tương hỗ giữa các phần tử và tác

động tương hỗ cơ học ở bề mặt tiếp xúc, nghĩa là hạn chế sự khuyếch tán oxy trong không khí vào bề mặt chi tiết máy để tạo thành ô xít kim loại có tác dụng ăm mòn kim loại.

Hiện tượng biến cứng lớp bề mặt còn hạn chế quá trình biến dạng dẻo toàn phần của chi tiết máy, qua đó hạn chếđược hiện tượng chảy và hiện tượng mòn của chi tiết.

(c) ảnh hưởng của ứng suất dư lớp bề mặt

Ứng suất dư lớp bề mặt nói chung không ảnh hưởng đáng kể tới tính chống mòn, nếu chi tiết máy làm việc trong điều kiện ma sát bình thường. Còn ứng suất bên trong xét trên toàn bộ tiết diện của chi tiết máy, có thểảnh hưởng đến tính chất và cường độ mòn chi tiết máy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt (v, s, t) đến độ nhấp nhô bề mặt khi gia công thép 45 bằng dao tiện thép gió sản xuất tại việt nam (Trang 39 - 40)