Đứng dưới mô hình các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế về vai trò của Đầu tư đối với tăng trưởng phát triển kinh tế pot (Trang 25 - 28)

IV. Đánh giá Đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dưới góc nhìn từ các mô hình

1.Đứng dưới mô hình các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow

Đặc trưng của giai đoạn này là: đây được coi là thời kỳ quá độ giữa xã hội truyền thống và sự cất cánh. Trong giai đoạn này nhiều điều kiện cần thiết để cất cánh đã bắt đầu xuất hiện, đó là những hiểu biết về khoa học – kĩ thuật đã bắt đầu được áp dụng vào sản xuất cả nông nghiệp và công nghiệp. Giáo dục được mở rộng và có những cải tiến để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Nhu cầu đầu tư tăng lên đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vỗn. Tiếp đó giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước tăng đã thúc đẩy sự hoạt động của ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc.

Ngành khoa học trong nước đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống nhân tạo và công nghệ sản xuất một số loại thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Một số địa phương đã triển khai trên diện rộng những kết quả khoa học này mới này. Ngoài ra, ngành sản xuất lương thực cũng có những thay đổi rất đáng quan tâm: Tính đến tháng 9 năm 2004 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đã đạt trên 33,3 triệu tấn, trị giá 779 triệu USD giảm trên 5% về lượng nhưng tăng 28,3% về kim ngạch so với cùng kì năm trước; cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp trong nước đã kí được hợp đỗng xuất khẩu 3,7 triệu tấn gạo và nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam của các nước đang có xu hướng tăng, đặc biệt là các nước Châu Phi.

Để phát triển được một mức độ khoa học áp dụng vào thực tế thì nước ta đã có sự đầu tư rất thoả đáng vào giáo dục đặc biệt là từ 1985 đến nay. Số lượng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học, viện, trung tâm nghiên cứu khoa học... tiếp tục tăng lên. Hầu hết đều do nhu cầu

khách quan đòi hỏi của thực tế Đất nước, nguyện vọng nhân dân và sự khuyến khích của Nhà nước.

Năm 1985 cả nước đã có 95 trường ĐH và CĐ, với 18000 cán bộ giảng dạy, trong đó có 1600 tiến sĩ, chiếm 8,6% với 200 khoa và 1700 bộ môn. Có tới 175 cơ quan chuyên tiến hành công tác nghiên cứu và triển khai trong đó có tới 120 viện nghiên cứu, 30 viện quy hoạch, trên 20 liên hiệp khoa học sản xuất, công ty phát triển công nghệ.

Hiện nay nước ta có trên 700000 cán bộ có trình độ từ ĐH trở nên trong đó có 421 tiến sĩ khoa học và 7500 tiến sĩ chuyên ngành.

Sự đầu tư của Nhà nước cho KHCN, GD-ĐT đã chứng tỏ sự quan tâm chú trọng của Nhà nước trong bước đầu phát triển kinh tế. Mục tiêu đến 2005 tỉ lệ học sinh THCS trong độ tuổi đạt 80%, tỉ lệ học sinh PTTH đạt 45% trong độ tuổi. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã nhấn mạnh vai trò của GD-ĐT và tích cực đầu tư vào đó. Tiếp tục năng cao chất lượng giáo dục toàn dân toàn diên, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý GD: “Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa„ phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên đề cao năng lực tự học tự hoàn thiện học vấn và tay nghề... Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy nhanh tiến độ phổ cập THCS, tăng ngân sách Nhà nước cho giáo dục, đào tạo theo độ tăng trưởng kinh tế. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỉ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội.

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập. Tăng ngân sách Nhà nước trong việc cử người đi học ở các nước có nền khoa học tiên tiến, khuyến khích du học tự túc.

Về KHCN: khoa hoc xã hội và nhân văn hướng vào việc giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn và dự báo những xu thế phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế xã hội, xây dựng con người. Khoa học tự nhiên hướng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, xây dựng cơ sở khoa học của sự phát triển các lĩnh vực công nghệ và khai thác các nguồn tài

nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, dự báo, phòng chống thiên tai. KHCN hướng vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia... Tăng đầu tư ngân sách, huy động các nguồn lực khác cho KHCN. Sắp xếp lại và đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học, phối hợp chặt chẽ việc nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật với khoa học xã hội và nhân văn. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học công nghệ. Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ, đãi ngộ với các nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc.

Để tiến lên giai đoạn cất cánh, Việt Nam đã đầu tư vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo điều kiện phát triển các ngành có lợi thế so sánh, đầu tư cho ngành nghề đó để xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 2001, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 12,5% và chiếm 66,5% kim ngạch cả nước bao gồm 2,5 tỷ USD dầu thô; 2,3 triệu USD hàng thủ công mĩ nghệ... Bên cạnh các mặt hàng chủ yếu sẽ đẩy mạnh xuất khẩu thêm nhiều mặt hàng như sữa, dầu thực vật, khoáng sản, sản phẩm hoá chất thép cơ khí, thiết bị điện... nhờ đó đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong tổng sản phẩm quốc dân là 28,8% tăng lên 34,5% trong năm 2000. Một số ngành công nghiệp phát triển với quy mô lớn như khai thác dầu khí (16 triệu tấn dầu thô và 1,3 tỷ m3 khí một năm, thép xây dựng 2,5 triệu tấn/ năm xi măng 18 triệu tấn/năm... Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm tăng dần từ 53,73% năm 1995 lên 67,3% năm 1999 và 68,57% năm 2000 với tốc độ tăng bình quân 26,8%/năm.

Mặc dù tổng nguồn đầu tư cho công nghiệp tuy có tăng nhưng chưa nhiều, chiếm khoảng 44% tổng đầu tư toàn bộ xã hội nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một số nghành sản xuất kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do năng lực công nghệ hạn chế, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, thị trường tiêu thụ chưa lớn, đã dẫn đến tình trạng huy động công suất thấp như sản xuất thép xây dựng 65%, lắp ráp tivi 40%, quần áo may sẵn 59,7%, bia63,5%...

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật còn yếu kém. Những chi phí xây dựng cải tạo hạ tầng đều tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn như Hà Nội, thành

phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng... Trong khi đó ở các tỉnh thành khác thì hạn chế lớn hơn. Trong văn kiện đại hội IX: phát triển năng lượng đi trước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia. Sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng, khí than để cân đối nguồn điện. Xúc tiến nghiên cứu và hoàn thành thuỷ điện Sơn La. Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử. Đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối nguồn điện quốc gia. Đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, có chính sách thích hợp để thực hiện sử dụng điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.

Phát triển mạng lưới thông tin hiện đại và đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là trong hệ thống lãnh đạo, quản lý, các dịch vụ, tài chính, thương mại, giáo dục, y tế, tư vấn...

Về đường bộ: hoàn thành nâng cấp quốc lộ 1 và xây dựng đường HCM. Nâng cấp xây dựng các tuyến quốc lộ khác, chú trọng các tuyến đường biên giới, các tuyến đường vành đai và tuyến đường nối các vùng tới trung tâm phát triển lớn, các cầu vực sông lớn... phát triển nâng cấp hệ thống giao thông trên từng vùng kể cả giao thông nông thôn, bảo đảm thông suốt quanh năm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kinh tế về vai trò của Đầu tư đối với tăng trưởng phát triển kinh tế pot (Trang 25 - 28)