Tuy nhóm nghiên cứu có 70% sinh viên đã đi làm nhưng ở đây ta thấy mức độ qung trọng của điện thoại đối với nhóm được nghiên cứu chưa cao như số lượng sinh viên đã đi làm vì thực tế có những nhân viên làm việc văn phòng nên họ không thường sử dung điện thoại di động vì thông thường ở sông sở có điện thoại bàn, họ chỉ sử dụng điện thoại di đông cho cuộc sống hàng ngày vì thế mức độ quan trọng của điện thoại di động còn ở mức cần thiết chiếm 32%, số còn lại xem điện thoại di động bình thường chiếm 8%, không có ai torng nhóm được nghiên cứu cho rằng điện thoại di động là không cần thiết.
4.2.4. Đánh giá các phương án
a. Đánh giá các thuộc tính thuộc yếu tố chất lượng
Đối với các thuộc tính về chất lượng của của điện thoại di động như: lâu hết pin, âm sắc rõ nét, đa chức năng, bắt sóng tốt, nghe gọi rõ. Quan sát biểu đồ 4.8 sinh viên rất quan tâm đến độ bền 58%, 44% nghe gọi rõ, lâu hết pin 38%, bắt sóng tốt 36%, đa chức năng 32%, âm sắc rõ nét 30%. Sinh viên cũng quan tâm đến các yếu tố này khá cao đứng đầu là bắt sóng tốt chiếm 44%, kế tiếp là âm săc rõ nét 42%. Hầu như các yếu tố này đều được sinh viên quan tâm đến trong qua trình chọn mua điện thoại. Các doanh nghiệp nên chú ý đến các thuộc thính này trong yếu tố chất lượng để cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng của các thuộc tính này hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của nhu cầu của khách hàng nói chung và của giới sinh viên nói riêng.
b. Các tiêu chí chọn mua điện thoại:
Do tính chất của hệ vừa học vừa làm phần lớn các tiêu chí chọn điện thoại thiên về chất lượng nhầm phục vụ cho nhu cầu ổn định về liên lạc của công việc chiếm 46%, do đặc tính giới trẻ nên cũng thường chú trọng về kiểu dáng mẫu mã chiếm 42%, một số trong nhóm được nghiên cứu này cũng thiên về thương hiệu nhầm khẳng đinh vị trí của mình trong xã hội chiếm 8% thông thường nhóm này gồm những người làm việc ở những vị trí cao
hoặc hay giao tiếp với đối tác, còn lại khá ít người cọn sản phẩm vì quảng cáo khuyến mãi chiếm 4%.
c. Màu của điện thoại
Do nhóm nghiên cứu thiện về phái nam nên xu hướng chọn màu mạnh như đen khá cao 40%, ngoài ra theo xu hướng và các gam màu phối theo cách mới cũng thu hút được các đối tượng khách hàng và nhóm này chiếm 30%, ngoài ra màu trắng cũng được một số sinh viên trong nhóm nữ chọn chiếm 10%, và màu đỏ 20% sự lựa chọn của khách hàng. d. Kiểu dáng điện thoại di động
Phần lớn đối tượng nghiên cứu ưa chuộng dạng thanh chiếm 52%, theo nhu cầu phát triển hệ thống điện thoại cảm ứng cũng được phát triển mạnh hơn và với nhóm nghiên cứu này chiếm 24%, tiếp theo là nhóm sử dụng các loại nấp bật 20% phần lớn nhóm này là nữ, phần còn lại là nhóm sử dụng điện thoại dạng nấp trượt. Qua khảo sát này cho thấy các dạng điện thoại thanh trơn đang được thinh hành và trong xu hướng sắp tới các dang điện thoại cảm ứng sẽ được ưa chuộng nhiều hơn.
4.2.5. Quyết định mua a. Địa điểm mua
Phần lớn người sử dụng điện thoại trong nhóm nghiên cứu này thuộc vùng thị trấn thị xã, nên khi mua điện thoại họ thường mua ở các cửa hàng nhiều hơn chiếm 42%, ngoài ra một số sinh viên cũng có xu hướng mua ở các siêu thị điện thoại nhóm này chiếm 40% với những chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng xu hướng mua điện thoại ở các siêu thị cũng đang tăng. Bên cạnh đó, một số sinh viên cũng có người thân ở nước ngoài nên họ thường gữi mua hoặc được tặng, hoặc một số sinh viên mua lại điện thoại từ những người thân bạn bè.
b. Mức giá được chọn mua
Phần lớn các điện thoại được tiêu dùng có giá từ 1,5-3 triệu chiếm 74% giá này thì các điện thoại trên thị trường các loại điện thoại có thể nghe nhạc, chụp hình, quay phim, phù hợp với nhu cầu của nhóm được nghiên cứu. Bên cạnh đó một số sinh viên trong nhóm này có thể chi nhiều hơn 3 triệu 18%,có xu hướng hướng đến việc khẳng định đẳng cấp và vị trí của họ trong xã hội. Phần
còn lại chiếm 8% dưới 1,5 triệu có thể chi cho việc mua điện thoại, nhóm này khá ít vì hiện tại thu nhập của họ chưa cao nhưng trong xu hướng sắp đến thu nhập cải thiện sẽ tác đông đến hành vi mua sắm.
c. Mức độ quan tâm đối với chức năng của điện thoại
Do đây là câu hỏi sinh viên được phỏng vấn có thể trả lời với nhiều lựa chọn trong câu, ta thấy 80% (40 SV) sinh viên có xu hướng mua điện thoại có hỗ trợ nghe nhạc, tiếp theo là 76%(36SV) mua điện thoại thích loại có chơi game giải trí, 60% (30 SV) mua máy có tích hợp khả năng quay phim chụp hình điều này khá tiện cho thói quen của giới trẻ hiện nay khi đi làm hay đi chơi cần đến việc ghi nhận các hình ảnh thì chiếc điện thoại có hổ trợ chụp ảnh là lựa chọn thông minh, ít nhất là nhu cầu xem phim vì khi xem một bộ phim sẽ mất khá lâu và tốn pin và muốn xem thì họ thường chọn những khoảng thời gian rãnh rỗi khi đó thì họ có thể lựa chọn xem phim bằng DVD hay những trang thiết bị có hổ trợ khác để
chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt hơn nhóm này chiếm 30%(15SV).
d. Nhãn hiệu điện thoại di động
Do nhu cầu cao về độ bền phần lớn các đối tượng được khảo sát ưa chuộng mặt hàng điện thoại của hãng Nokia chiếm 70%, do tâm lý tiêu dùng và đòi hỏi độ bền cao nên thị phần của nhãn hiệu này được rộng hơn, nhưng bên cạnh đó cũng có một số mặt hàng có độ bền tương tự vì do thói quen tiêu dùng và sự tư vấn của người thân thường hướng đến mặt hàng này, đồng thời với kiểu dáng đa dạng công nghệ cao nên số lượng người tiêu dùng sử dụng có độ chênh lệch hơn so với các nhóm nhãn hàng còn lại. Sony chiếm 4% trong tổng số nghiên cứu đây cũng là mặt hàng khá ổn về độ bền và kiểu dáng nhưng ít được ưa chuộn trong nhóm nghiên cứu một phần vì chưa được phổ biến, chưa mạnh về mặt chiêu thị như Nokia. Với kiểu dáng đẹp và chú trong về hình ảnh
làm cho các sinh viên cũng lựa chọn nhãn hiệu Samsung với giá vừa túi tiền phù hợp với thu nhập các sinh viên với 6% tuy thấp nhưng cũng đang có xu hướng tăng khi chọn sữ dụng Samsung với những bước đôt phá về công nghệ và kiểu dáng gần đây. Phần còn lại chiêm 18% với các mặt hàng giá cao như Iphone, Blackberry… hay những mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc với các kiểu dáng nhái theo các mặt hàng có giá cao nhưng bán với giá rẻ.
4.2.6. Mức độ hài lòng đối với điện thoại đang sử dụng
Qua biểu đồ ta thấy mức hài lòng của nhóm được khảo sát giảm dần không hài lòng 48%, bình thường 26%, hài lòng 16%, rất hài lòng 10%. Điều này là điều khá tốt cho các nhà quản trị và doanh nghiệp kinh doanh điện thoại, khi họ không hài lòng thì sẽ có xu hướng mua mới điện thoại nếu có điều kiện. Nếu các nhu cầu không hài lòng phát sinh do vấn đề của sản phẩm thi lần mua kế tiếp khách hàng sẽ co xu hướng chuyển nhãn hiệu. Ngược lại nếu sản phẩm dnag sử dụng không hài lòng vì có sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu sử dụng hơn thì có xu hướng sử dung tiếp nhãn hiệu đang có sở hữu.
4.2.7. Xu hướng đổi điện thoại
Vì hiện nay vẫn còn là sinh viên nên dù đã đi làm phần lớn vần chưa xác đinh chính xác là sẽ đổi điện thoại hay không nhóm này chiếm 60% , nhóm chắc chắn có thề đổi và nhóm chưa biết có tỉ trọng bằng nhau là 20%, nhóm chắc chắn đổi thuộc nhóm người có thu nhập cao hoặc có trợ cấp của gia đình. Nhóm này mua sắm rất theo công nghệ nên dễ dàng đổi điện thoại. Nhóm còn lại có thu nhập không cao
đối với nhóm này cần điện thoại để giữ liên lạc và hổ trợ công việc được là đủ với họ.
4.2.8. Xu hướng xử lý sau khi sử dung điện thoại
Do hiện nay các loại điện thoại ra khá phổ biến nên phần lớn xu hướng của giới trẻ là bán đi điện thoại đã sử dụng bù thêm tiền để có điện thoại có đầy đủ chức năng hơn nhóm này chiếm 60%, bên cạnh đó một số bạn lựa chọn phương án tiếp tục sử dụng với sim khác và mua thêm điện thoại để sử dụng nhiều mạng viễn thông khác nhau nhầm đáp ứng nhu cầu kết nối đa mạng hiện nay nhóm này chiếm 30%. Còn lại là nhóm các sinh viên chưa biết rõ vì nhóm này chưa có xu hướng đổi điện thoại chiếm 10%.
Chương V 5. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
- Qua quá trình nghiên cứu trên ta có thể mô tả lại hành vi tiêu dùng của giới trẻ đối với mặt hàng điện thoại di động như sau:
• Nhận thức nhu cầu:
Phần lớn các sinh viên thuộc nhóm được khảo sát được đều nhận đinh rằng việc sử dụng điện thoại di động là quan trọng và cần thiết đối với công việc và cuộc sống hàng ngày chiếm 80%. Trước khi quyết định mua có sự cân nhắc rất kỹ về mức độ cần thiết và mục đích của việc mua điện thoại là gì sau đó sinh viên sẽ tiến hành tìm hiểu thông tin từ các nguồn có thể nhiều nhất là thông qua bạn bè gia đình và người thân, nếu đó là những sản phẩm mới thì các thông tin cần có về sản phẩm sẽ được tìm hiểu thông qua internet hoặc một số nguồn khác. • Đánh giá các phương án:
Đối với các thuộc tính về chất lượng như: Âm sắc rõ, đa chức năng, bắt sóng tốt, lâu hết pin, nghe gọi rõ, độ bền, mức độ quan tâm đối với các yếu tố này được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Người tiêu dùng vẫn thường chú trọng vào độ bền vì tính chất cần giữ liên lạc với khách hàng và đối tác và đây cũng chính là lý do nghe gọi rõ được xếp vị trí thứ 2 lâu hết pin xếp vị trí thứ ba để hoà nhập dễ hơn với cuộc sống năng đông hiện nay.
Với các tiêu chí chọn mua điện thoại do mẫu nghiên cứu là nhóm sinh viên thuộc hệ vừa học vừa làm nên chỉ tiêu chất lượng được đặt lên hàng đầu để đảm bảo được độ bền và khi xử lý sau khi sử dụng có thể bán lại giá cao hơn, đồng thời kiểu dáng cũng được nhóm các sinh viên này chọn và đánh giá cao, với kiểu dáng đẹp họ có thể thể hiện phong cách thời trang của bản thân, trong nhóm nghiên cứu cũng có nhóm muốn khẳng định phong cách vị trí của minh trong xã hội với những thương hiệu nỗi tiếng về điện thoại. Do hiện nay chất lượng quảng cáo không đảm bảo nên niềm vin vào các mẫu tin quảng cáo chưa cao dẫn đến việc mua hàng vì tin vào các thông tin của quảng cáo không cao chỉ đạt 4% ở mẫu nghiên cứu, điều này là điểm mà các nhà quản trị và doanh nghiệp cần chú ý.
Ngoài những yếu tố trên kiểu dáng và màu sắc cũng chiếm phần quan trong khi lựa chọn điện thoại cho bản thân. Màu đen cũng được chọn là màu ưa chuộng của nhóm được khảo sát chiếm 40% vì đặc tính dễ nhìn, phổ biến không quá nổi bật nên phù hợp với đối tượng vừa học vừa làm như nhóm nghiên cứu. Ngoài ra trong nhóm nghiên cứu cũng cung cấp được họ hay chọn những màu sắc khác, những màu có thể thể hiện sự sang trọng cá tính của bản thân chiếm 30%. Ít lựa chọn hơn trong mẫu nghiên cứu là màu đỏ và màu trắng với tỉ trọng lần lượt là 20% và 10%. Với kiểu dáng phần lớn lại chọn là thanh trơn chiếm 52% phần lớn các điện
thoại dạng này ít hao pin và bền , nhưng cũng cần chú ý đến công nghê hiện nay các điện thoại cảm ứng dnag trở nên phổ biến với giá thành vừa túi tiền của khách hàng hơn nhóm sử dụng điện thoại cảm ứng chiếm 24% với các tiện ích mà của điện thoại cảm ứng mang lại, nếu chất lượng đảm bảo thì xu hướng sử dụng điện thoại cảm ứng của giới trẻ sẽ tăng đáng kể. Còn lại là xu hướng sử dụng điện thoại nấp bật và nấp trượt chiếm lần lượt 20% và 4% nhóm này thu hút giới nữ sử dụng nhiều.
• Ra quyết định:
Nhóm nghiên cứu phần lớn là người sống ở thị trấn, thị xã nên xu hướng của người tiêu dùng thường đi đến các cửa hàng mua điện thoại (42%) vì tính tiện lợi và đôi khi do người quen giới thiệu qua đó họ chưa thực sự chú trọng về các vấn đề về hậu mãi chăm sóc khách hàng, và nhóm chú trọng các vấn đề này lại chọn lựa mua hàng tại các siêu thị để đảm bảo về chế độ bảo hành và được chăm sóc kĩ hơn do hiện nay nhiều siêu thị điện máy mở ra rộng rãi thu hút sức mua của người dân từ nhiều vùng khác nhau vì thế nhóm này có xu hướng tăng, còn lại là một số người tiêu dùng có từ các nguồn của người thân mua dùm hoặc tặng từ nước ngoài, hoặc mua lại từ bạn bè người thân xung quanh.
Mức giá mà sinh viên được khảo sát dễ chấp nhận nhất là 1,5 đến 3 triệu vì mức giá này các tính năng của máy đã khá đầy đủ và phong phú như nghe, gọi, nhắn tin, nghe nhạc, quay phim, chụp hình, ghi âm, chơi game…đồng thời phù hợp với thu nhập của nhóm này với 40% tính năng nghe nhạc được giới trẻ khá quan tâm đây cũng là điểm nhà quản trị cần lưu ý.
Việc lựa chọn thương hiệu cũng khá phong phú cho người tiêu dùng nhưng chủ yếu sinh viên lại thích lựa chọn nhãn hiệu Nokia(75%) vì theo tính chất bền và mẫu mã đa dạng đồng thời cũng phù hợp với nhu cầu sử dụng của sinh viên vừa học vửa làm, còn một lý do mà hầu như đây cũng là lý do chính khiến cho người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn đó là Nokia la một trong những nhãn hiệu đi đầu và tiên phong trong ngành điện thoại di động, không ngừng tung ra những sản phẩm mới da dạng về kiểu dáng nỗi trội về công nghệ. Bên cạnh đó do chưa phổ biến về các thương hiệu mới và thói quen của số ít sinh viên chưa đổi được nên các mặt hàng như Sony, Samsung, Motorola chiếm tỉ lệ chưa cao mỗi nhãn hiệu không quá 10%. Còn lại các nhãn hiệu Iphone, Blackberry cũng khá cao nhóm này muốn xác định vị trí và phong cách của mình bên cạnh đó cũng có một số mặt hàng giá trung bình như
LG cung được ưa chuộng cả hai nhóm này chiếm 18%.
• Hành vi sau mua:
Gần một nữa sinh viên khảo sát không hài lòng với điện thoại của mình đang sử dụng (48%) cảm thấy bình thường (26%) hai nhóm này là hai nhóm thuộc dạng có xu hướng có thể mua điện thoại mới khá cao nên. Lúc này sẽ nảy sinh hai cách đó là lựa chọn sử dung tiếp hay bán điện thoại cũ khi mua điện thoại mới. Theo nghiên cứu cho thấy 60% sinh viên có xu hướng bán điện thoại cũ để mua điện thoại mới.
Tóm lại: Kết quả nghiên cứu trên sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo cho các nhà quản trị và cho doanh nghiệp trên đối tượng nhóm sinh viên của hệ vừa học vừa làm, giúp cho họ có thể có cái nhìn tổng quan về hành