Bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima)

Một phần của tài liệu Sinh vật ngoại lai 1 doc (Trang 27 - 30)

- Cá rô phi đen được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại, cạnh tranh hoặc/và ăn thịt các loài bản địa

2.10. Bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima)

Tên tiếng Việt khác: Bọ dừa.

Nguồn gốc: Là loài bản địa của Inđônêxia, Papua New Guinea và Trung Quốc (Quảng Đông)

Đặc điểm hình thái:

Bọ cánh cứng hại lá dừa có kích thước nhỏ, màu da cam và đen, dài khoảng 10 mm rộng khoảng 4 mm. Đầu và râu đầu màu đen, mảnh lưng ngực màu vàng nâu.

Con cái trưởng thành thường có kích thước lớn hơn con đực trưởng thành. Trứng có màu nâu, kích thước khoảng 1,4 mm x 0,5 mm, sâu non dài 8 – 10 mm, nhộng dài 9 – 10 mm, rộng 2 mm.

Bọ cánh cứng hại lá dừa thường sống trong môi trường có nhiệt độ dao động từ 24 – 280C. Loài này xuất hiện vùng đất nông nghiệp, rừng trống và đặc biệt ưa thích cây họ dừa dưới 4 năm tuổi. Sâu non và trưởng thành tập trung gây hại chủ yếu lá non, những phần không bị che khuất. Sâu non ăn lớp biểu bì và mô dậu của lá dừa non to thành những sọc trên lá và chúng còn ăn cả ngọn cây.

Bọ cánh cứng hại lá dừa xâm hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, những cây con bị thiệt hại nặng hơn, còn các cây hơn 10 năm tuổi có sức chống chịu tốt nên ít bị ảnh hưởng. Tác hại của Bọ cánh cứng hại lá dừa kết hợp với sự gây hại của kiến vương và thiếu nước trong mùa nắng càng làm cho cây bị thiệt hại trầm trọng. Sự tấn công liên tục của Bọ cánh cứng hại lá dừa sẽ làm cho cây có hình thái tơi tả, trái ít và rụng trái non.

Một phần của tài liệu Sinh vật ngoại lai 1 doc (Trang 27 - 30)