Đường Láng – Hoà Lạc (Đại Lộ Thăng Long) là hành lang kỹ thuật nối Thủđô Hà Nội với khu đô thị Hoà Lạc nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của một chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hoà lạc – Sơn Tây trong vùng thủđô Hà Nội, nối liền các tuyến thuộc hệ thống trục giao thông gồm đường Vành đai II, Vành đai III, Vành đai IV của Thành phố Hà nội với quốc lộ 21A (đường Hồ Chí Minh) và các Tỉnh lộ 70, Tỉnh lộ 80, Tỉnh lộ 81,.v.v...Là trục không gian và cảnh quan quan trọng, có ý nghĩa về mặt phân bố dân cư, kinh tế và quốc phòng; tạo động lực phát triển vùng Thủđô Hà Nội.
Ngày 27/09/2002 của Thủ tướng Chính phủđã phê duyệt định hướng quy hoạch chung xây dựng tuyến đường Láng – Hoà Lạc đến năm 2020 theo phương thức sử dụng quỹđất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, với các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu như sau:
Học viên: Vũ Xuân Thành Trang 65 Lớp: XD Cầu hầm K20-1
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật: ”Đánh giá độ bền bê tông và chiến lược sửa chữa…” a. Quy mô Dự án .
Tổng chiều dài xây dựng L = 29,264 Km , từ Km1+800-Km31+064
+ Điểm đầu Km1+800 - Nút Trung Hoà ( giao với vành đai III Hà Nội); + Điểm cuối Km31+064 – Nút Hoà Lạc (Giao với đường HCM tức QL21A).
b. Quy mô đầu tư
Đường cao tốc: loại A, cấp 120; Đường gom: Đường đô thị, cấp 60.
c. Nút giao
Toàn bộ các nút giao được thiết kế giao khác mức. Trong đó có 1 nút giao khác mức liên thông hoàn chỉnh tại vị trí giao với Ql 21A (nút Hoà Lạc), 2 nút giao khác mức liên thông không hoàn chỉnh tại các vị trí giao với các đường tỉnh lộ 70 và tỉnh lộ 80. Toàn tuyến có 03 vị trí hầm chui: Hầm chui TTHN Quốc gia, hầm chui đường sắt và hầm chui Đại học Tây Nam;
Các vị trí khác bố trí nút giao trực thông.
Hình 3.2 - Mặt cắt ngang điển hình đường Láng - Hòa lạc (Đại lộ Thăng Long)
Học viên: Vũ Xuân Thành Trang 66 Lớp: XD Cầu hầm K20-1
Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật: ”Đánh giá độ bền bê tông và chiến lược sửa chữa…”