Khi thiết kế bãi rác đã phải tính đến vận hành và cả đóng bãi và sau đóng bãi. Sau đóng bãi diện tích bãi rác thường được sử dụng trồng cây, làm công viên, sân golf, nơi vui chơi giải trí. Khi ô chôn lấp đã đầy cần đóng nghĩa là phủ lên một lớp phủ, có thể là tạm thời, có thể là vĩnh viễn tuỳ vào bãi rác đã đạt độ cao tối đa chưa. Khi đó cần lắp các ống thông khí hoặc giếng thu khí bãi rác. Giếng thu khí thường được lắp đặt tăng dần độ cao đồng bộ với quá trình nhận rác. KHi bãi rác đóng cửa, cần phủ xanh lớp đất trên cùng và xung quanh để chống xói mòn.
Hình 13.6 mô tả mặt cắt bãi rác khi đóng bãi.
Thảm thực vật
(giúp kiểm soát xói lở) Mặt đất
Lớp đất mặt
(nuôi lớp thảm thực vật) Vải địa kĩ thuật Lớp thoát nước
(tạo điều kiện thoát nước mưa) Lớp sét chống thấm & Màng địa kĩ thuật (chống thấm, lái khí về hướng hệ thu hay
thông khí) Lớp đế
(để bảo vệ màng địa kĩ thuật)
Hình 13.6- Mặt cắt bãi rác khi đóng bãi
Lớp trên cùng là đất tốt để nuôi thảm thực vật. Thảm thực vật giảm xói mòn, cải tạo không khí, tạo hình ảnh tốt cho bãi rác. Chủ yếu là trồng cỏ, đôi khi có thể trồng cả cây. Phía dưới lớp đất có thể đặt lớp cát sỏi để thoát nước, giảm áp lực lên lớp chống thấm. Để chống tắc cho lớp sỏi đá thì phủ lớp này bằng vải địa kĩ thuật. Tiếp theo là lớp vật liệu chống thấm. Tiêu chuẩn hiện hành yêu cầu lớp chống thấm có độ thấm thấp, ít nhất là bằng lớp chống thấm đáy, vì vậy thường dùng màng địa kĩ thuật. Lớp đáy có chức năng bảo vệ màng địa kĩ thuật.
Công tác đóng bãi bao gồm phủ các lớp phủ cuối, trồng cây cỏ-tạo thảm thực vật, lắp hàng rào bảo vệ nếu thấy cần thiết. Tạo thảm thực vật trên lớp phủ bãi rác cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố (O’Leary & Walsh 1992b). Để trồng cây lớp đất phủ trên cần có độ dày nhất định. Cỏ thì cần ít nhất 60 cm, cây thì cần 90 cm. Lớp đất phủ trên cần phủ thảm thực vật càng sớm càng tốt để ngăn ngừa xói mòn. Người điều hành cần biết các đặc trưng của đất, bổ xung phân bón và mùn nếu thấy cần để nuôi thảm thực vật. Nếu đất không đủ tơi xốp cần xới lên. Giống cây cỏ cần chọn loại phù hợp (Gilman, Leone & Flower, 1981; 1983). Lúc đầu cần trồng cỏ, cây chỉ nên trồng sau 1, 2 năm sau cỏ. Nếu cỏ không sống được thì cây cũng sẽ chết. Nguyên nhân thường gặp nhất là chất đất quá kém, rể cây bị nhiễm độc, đất không đủ ôxi, thiếu dinh dưỡng, thiếu độ ẩm, nhiệt độ quá cao.
Khi đóng bãi cần có chương trình kiểm soát nước rác dò gỉ và khí bãi rác, kiểm soát thoát nước mưa và chất lượng lớp phủ, đảm bảo chất lượng quan trắc MT. Thời gian của công tác quản lí sau đóng bãi thường là 30 năm. Trong thời gian này các công tác đã nêu vẫn được quan tâm. Nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn này là bảo trì các trang thiết bị để phục vụ các công tác kiểm soát nước, khí rác, thoát nước mặt, vận hành hệ quan trắc MT, và chăm sóc thảm thực vật, chống xói lở, ngăn ngừa sự xâm nhập không được phép.
Tài liệu tham khảo
Anandalingham, G. and M. Westfall. 1988–1989. Selection of hazardous waste disposal alternative using multi-attribute theory and fuzzy set analysis. Journal of Environmental Systems 18, no. 1: 69– 85.
Camp Dresser & McKee Inc. 1984. Cumberland County landfill siting report. Edison, N.J. CFR 40 Parts 257 and 258. Federal Register 56, no. 196: 50978–51119.
Erkut, E. and S. Moran. 1991. Locating obnoxious facilities in the public sector: An application of the analytic hierarchy process to the municipal landfill siting decision. Socio-Economic Planning Sciences
25, no. 2: 89–102.
Gilman, E., F. Flower, and I. Leone. 1983. Standardized procedures for planting vegetation of completed sanitary landfill. EPA 600/2-83-055.
Gilman, E., I. Leone, and F. Flower. 1981. The adaptability of 19 woody species in vegetating a former sanitary landfill. Forest Science 27, no. 1: 13–18.
Morrison, T.H. 1974. Sanitary landfill site selection by the weighted rankings method. Masters thesis, University of Oklahoma, Norman, Okla. Noble, G. 1992. Siting landfills and other LULUs. Lancaster, Pa.: Technomic Publishing Company, Inc.
O’Leary, P. and P. Walsh. 1991a. Landfill gas: Movement, control, and uses. Waste Age 22, no. 6: 114–122.
———. 1991b. Landfilling principles. Waste Age 22, no. 4: 109–114.
———. 1991c. Leachate control and treatment. Waste Age 22, no. 7: 103–118. ———. 1991d. Sanitary landfill operation. Waste Age 22, no. 11: 99–106.
———. 1992a. Disposal of hazardous and special waste. Waste Age 23, no. 3: 87–94. ———. 1992b. Landfill closure and long-term care. Waste Age 23, no. 2: 81–88.
Siddiqui, M. 1994. Municipal solid waste landfill site selection using geographical information systems. Masters thesis, University of Oklahoma, Norman, Okla.
Suflita, J., C. Gerba, R. Ham, A. Palmisano, W. Rathje, and J. Robinson. 1992. The world’s largest landfill: A multidisciplinary investigation. Environmental Science and Technology 26, no. 8: 1486– 1495.
Tchobanoglous, G., H. Theissen, and S. Vigil. 1993. Integrated solid waste management: Engineering principles and management issues. New York: McGraw-Hill.
Walsh, P. and P. O’Leary. 1991a. Evaluating a potential sanitary landfill site. Waste Age 22, no. 8: 121–134.
———. 1991b. Landfill site plan preparation. Waste Age 22, no. 10:87–92. ———. 1991c. Sanitary landfill design procedures. Waste Age 22, no. 9: 97–105.