KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Chuyên đề hiện trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải từ các làng nghề ở việt nam (Trang 25 - 27)

1. kết luận

- Sự phát triển của các làng nghề có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội

hiện nay ở nông thôn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải quan tâm đến những hệ quả xấu từ việc sản xuất và phát triển của các làng nghề tác động lên môi trường nói chung và

nguồn nước mặt nói riêng tại các làng nghề đang bị đe dọa nghiêm trọng. Từ các nghiên cứu đã nêu ra ở trên đã thể hiện mức độ ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do nước thải từ các làng nghề, hầu hết các làng nghề đều có mức độ ô nhiễm khá cao COD, BOD5 đều vượt TCCP, đặc biệt nguồn nước tại làng tái chế kim loại và làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có mức độ ô nhiễm nặng nề nhất do tính chất sản xuất sử dụng nhiều nước và thải ra lượng nước thải lớn. Nguồn nước tại làng tái chế kim loại có nồng độ các kim loại nặng ( chì, kẽm, mangan...) vượt qua TCCP, nước thải trong tái chế giấy có chứa nồng độ hóa chất tẩy rửa ( sút, phenol, dầu mỡ...) gây hại cho người động vật. Nguồn nước tại các làng nghề CBNSTP chứa nhiều chất hữu cơ gây phân hủy trong nước tiêu diệt hệ sinh vật, nước bốc mùi hôi thối, môi trường hữu cơ thuận lơi cho vi khuẩn gây bệnh.

- Từ thực trạng trên cho thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước có thể gây ảnh hưởng lớn

tới sức khỏe của người dân tại nơi có làng nghề ô nhiễm là vấn đề cần quan tâm giải

quyết hàng đầu. Chất độc trong nguồn nước như kim loai nặng ( chì, kẽm...), chất xianua, thủy ngân, hóa chất tẩy rửa nhiễm vào nguồn nước ngầm, nguồn nước sinh hoạt, nhiễm vào thực phẩm của người dân.

- Công tác bảo vệ môi trường sản xuất tại làng nghề đang là đòi hỏi cấp thiết. Làm sao để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường sản xuất tại các làng nghề hiệu quả hơn. Việc áp dụng các giải pháp phải tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng loại hình làng nghề và từng địa phương.

2. giải pháp

 Để phát triển bền vững các làng nghề và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung, nguồn nước mặt nói riêng tại các làng nghề như hiện nay thì vai trò của các

cơ quan Nhà nước vô cùng quan trọng.

- Nhà nước cần tiến hành quy hoạch, tổ chức, phân bố lại sản xuất tại các làng nghề cho phù hợp với tính chất đặc thù của từng loại hình làng nghề.

- Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ về tài chính (thông qua nguồn vốn vay ưu đãi) để các làng nghề sản xuất đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất thay thế dần công cụ thủ công lạc hậu, hỗ trợ quy trình xử lí nước thải ngay trong các cơ

sở sản xuất trước khi thải ra nguồn nước tự nhiên.

- Hình thành tổ chức quản lý môi trường tại các làng nghề, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà môi trường, nhà lập kế hoạch với cộng đồng làng nghề.

- Xử lý triệt để các cơ sở làng nghề sản xuất gây ô nhiễm môi trường

 Một nhân tố có tác động mạnh mẽ đến bảo vệ môi trường ở các làng nghề chính là người sản xuất và cộng đồng tại các làng nghề

- Vì vậy các cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền vận động về vệ sinh môi trường cũng như ý thức về bảo vệ an toàn lao động đến tận hộ sản xuất cá thể và tổ chức sản xuất.

- Nâng cao dân trí nhằm nâng cao ý thức của người dân tại các làng nghề để tự họ nhận thấy việc bảo vệ môi trường làng nghề chính là bảo vệ lợi ích thiết thực và sức khỏe lâu dài của cộng đồng cũng như sản phẩm của họ.

- Nâng cao trình độ lao động chuyên môn cho người lao động

- Cần đầu tư vốn để tăng cường mua sắm các trang thiết bị sản xuất, hỗ trỡ đầu tư quy

trình xử lí nước thải.

- Sử dụng công nghệ sản xuất it gây hại cho môi trường.

- Cần thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường nơi làm việc

- Trang bị dụng cụ an toàn lao động cho người lao động.

- Tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường một cách chặt chẽ

Một phần của tài liệu Chuyên đề hiện trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải từ các làng nghề ở việt nam (Trang 25 - 27)