Phát huy vai trò tự đánh giá của các

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng đánh gia hiệu quả hoạt động nữ công của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ (Trang 25 - 26)

cán bộ nữ công 2.75 6 2.72 6

Trung bình 2.85 2.81

Kết quả khảo sát đã khẳng định tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất. Mặc dù phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhưng chúng tôi tin rằng các biện pháp có thể áp dụng một cách sáng tạo và phù hợp cho các địa phương khác trong việc nâng cao hiệu quả đánh giá hoạt động nữ công của LĐLĐ tỉnh.

Kết luận chƣơng 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận

Cán bộ nữ công là người thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn để tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện, chức năng của tổ chức Công đoàn. Cán bộ nữ công là cán bộ tổ chức, vận động quần chúng nữ CNVCLĐ và đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho nữ CNVCLĐ ; tham gia tuyên truyền, vận động, giáo dục nữ CNVCLĐ. Việc bồi dưỡng nâng cao hiệu quả đánh giá nói chung và bồi dưỡng nâng cao hiệu quả đánh giá hoạt động nữ công nói riêng cho cán bộ nữ công nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ của tỉnh Phú Thọ.

Hoạt động bồi dưỡng đánh giá hiệu quả hoạt động nữ công cho đội ngũ cán bộ nữ công xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, yêu cầu cán bộ nữ công trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,

HĐH đất nước phải có phẩm chất, năng lực, kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi khách quan của phong trào CNVCLĐ.

Hoạt động bồi dưỡng đánh giá hiệu quả hoạt động nữ công được tiến hành với nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Cách tiếp cận của các phương pháp này đều lấy người học làm trung tâm và thực hiện cách “cùng tham gia’ nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của người học, khuyến khích người học biến quán trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng một cách hiệu quả và linh hoạt

Hoạt động bồi dưỡng được tiến hành theo quy trình xác định gồm các khâu: Lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức hoạt động bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng

Bồi dưỡng đánh giá hiệu quả hoạt động nữ công tại các CĐCS chỉ có ý nghĩa thiết thực khi nó đem lại lợi ích cho chính nữ CNVCLĐ, cho công đoàn cơ sở, cho sự phát triển của đơn vị và địa phương trong tương lai. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả đánh giá hoạt động Nữ công tại LĐLĐ tỉnh Phú Thọ phải đảm bảo các nguyên tắc lấy điểm xuất phát là nhu cầu, lợi ích của các lực lượng, mỗi bên tham gia đều tìm thấy lợi ích của mình, đều hi vọng thỏa mãn lợi ích của mình.

Xuất phát từ những bài học thực tế và qua việc khảo sát, nghiên cứu để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đánh giá hiệu quả hoạt động Nữ công tại LĐLĐ tỉnh Phú Thọ, tác giả đề ra 6 biện pháp.

Đây chính là những biện pháp đảm bảo tính khoa học, tính hiệu quả và có khả năng áp dụng vào thực tiễn đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả đánh giá hoạt động nữ công đạt kết quả cao. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên cũng cho thấy, mức độ phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp là rất cao, có giá trị trong thực tiễn

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng đánh gia hiệu quả hoạt động nữ công của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)