PHẦN 4– KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu khả năng làm việc của chi tiết mạ composite al2o3 ni trong điều kiện ma sát trượt trong môi trường ăn mòn (Trang 26 - 28)

Các kết quả thí nghiệm được thực hiện trong cặp bể mạ có dung tích lần lượt 0,5 m3, 60 dm3. Hai hệ thống này được gia nhiệt và khống chế nhiệt từ động từ 0°C - 100°C với độ phân giải 0,1°C. Hệ thống khuấy thay đổi tốc độ khuấy vô cấp từ 100 v/p đến 500 v/p. Hệ thống điều khiển dòng điện mạ với:

- Công suất 18 KVA

- Điện áp ra 0 - 24V và 0 – 20V - Imax = 600 A và 400 A

- Bộ 2 tần số thay đổi vô cấp từ 1 KHz – 10 KHz

Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy mật độ các hạt Al2O3 tham gia vào lớp mạ giảm tăng kể khi tăng tốc độ khuấy từ 140 v/p đến 175 v/p. Độ cứng tế vi của lớp mạ cao gấp 1,4 lần so với độ cứng tế vi của lớp mạ Ni thông thường tại tốc độ khuấy 175 v/p.

Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy mật độ các hạt tham gia vào lớp mạ tăng đáng kể và trở nên đồng đều hơn khi tăng tốc độ khuấy từ 140 v/p đến 245 v/p. Độ cứng tế vi của lớp mạ cao gấp 1,8 lần so với độ cứng tế vi của lớp mạ Ni thông thường tại tốc độ khuấy 235 v/p. Khi tăng vận tốc khuấy hiện tượng vón cục giảm đáng kể là nguyên nhân chính làm tăng độ cứng tế vi của lớp mạ. Mật độ dòng điện sử dụng không nên lớn hơn 5 A/dm2 để giữ cho lớp mạ không bị rạn nứt.

trường ăn mòn, tăng độ cứng tế vi của lớp bề mặt là một giải pháp hữu hiệu. Thay đổi các thông số của quá trình mạ như tốc độ khuấy, mật độ dòng điện, nhiệt độ mạ dẫn đến những thay đổi đáng kể về độ cứng tế vi của lớp mạ composite Ni-Al2O3 và Ni-TiO2. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn nhất đến độ cứng tế vi của lớp mạ composite (có thể tăng độ cứng đến 125%) sau đó là tốc độ khuấy và mật độ dòng điện (có thể tăng độ cứng đến 86%). Đây là những kết quả có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao khả năng chống mòn của bề mặt tiếp xúc.

Chiều dày của lớp mạ có ý nghĩa to lớn đối với khả năng chống mòn và ăn mòn của lớp trong điều kiện ma sát, mòn và ăn mòn cao. Các kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng khi chiều dày của lớp mạ đạt tới khoảng 80-90 µm, khả năng bám dính của lớp mạ lên nền là thấp nhất và lớp mạ bắt đầu bong ra khỏi nền do sự tích lũy của ứng suất dư trong lớp mạ đã vượt quá liên kết giữa lớp mạ và nền thép hợp kim qua tôi. Các hạt Al2O3 phân bố tương đối đồng đều theo chiều dày của lớp mạ. Ở tại các góc của chi tiết lớp mạ Al2O3 liên kết rất với nền là tốt nhất.

Các chi tiết máy được mạ tổ hợp composite Ni- Al2O3 có hệ số ma sát giảm đáng kể so với các chi tiết chỉ được mạ đơn chất Ni, ngay cả trong môi trường với các chất ăn mòn mạnh là axit và muối.

Các bộ khuôn mạ Composite tổ hợp đã nâng cao được chất lượng một cách đáng kể. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá chính xác hơn.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu khả năng làm việc của chi tiết mạ composite al2o3 ni trong điều kiện ma sát trượt trong môi trường ăn mòn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w