Cấu trúc tổng thể miền thời gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và ứng dụng 3GGPP LTE (Trang 50 - 52)

3. Lớp vật lý

3.1. Cấu trúc tổng thể miền thời gian

Hình H.14 minh họa cấu trúc miền thời gian mức cao cho truyền dẫn LTE với mỗi khung vô tuyến dài Tf = 10ms gồm 10 khung con bằng nhau Tsub = 1ms.

Để cung cấp quy định thời gian chính xác và nhất quán, có thể biểu diễn các khoảng thời gian khác nhau trong quy đinh truy nhập vô tuyến LTE là các bội số của một đơn vị thời gian gốc Ts=1/30720000 (giá trị chính xác sẽ xét trong phần sau). Các đoạn thời gian trên H.14 vì thế có thể được biểu diễn như sau.

39 Tf = 30720000.Ts và Tsub = 3020 Ts.

H.2.14: Cấu trúc miền thời gian của LTE.

Trong một sóng mang con, các khung con khác nhau của một khung có thể được sử dụng hoặc cho DL hoặc cho UL. Như minh họa trên hình H.2.15a, trong trường hợp FDD (khai thác trong phổ kép), tất cả các khung con của một sóng mang con hoặc cho DL (sóng mang con DL) hoặc cho UL (sóng mang con UL).

H.2.15: Các thí dụ vềấn định các khung con DL/UL trong trường hợp

a. FDD; b. TDD.

Trái lại trong trường hợp khai thác TDD, như chỉ ra trên hình H.2.15.b trong các khung con thứ 1 và thứ 6 của mối khung (khung 0 và 5) luôn luôn được ấn định cho truyền dẫn DL, trong khi đó các khung còn lại được ấn định linh hoạt cho cả UL và DL. Lý do quy định trước ấn định khung con đầu tiên và thứ sáu cho DL vì các

40

khung con này chứa cả các tín hiệu đồng bộ LTE. Các tín hiệu đồng bộ được phát trên DL của mỗi ô và được sử dụng cho tìm ô lần đầu cũng như tìm ô lân cận. Như chỉ ra trên H.2.15 ấn định các khung con trong trường hợp TDD cho phép ấn định linh hoạt các khối tài nguyên khác nhau (hay tỉ lệ tài nguyên) cho DL và UL. Vì cần ấn định khung con như nhau cho các ô lân cận để tránh nhiễu giữa các truyền dẫn DL và UL giữa các ô, nên không thể thay đổi động ấn định tỷ lệ tài nguyên DL và UL, chẳng hạn theo từng khung. Tuy nhiên có thể thay đổi tỷ lệ này chậm hơn, chẳng hạn để thích ứng các đặc tính lưu lượng khác nhau (các thay đổi lưu lượng DL/UL).

Cấu trúc miền thời gian được minh họa trên hình H.2.14 đôi khi được gọi là cấu trúc khung LTE kiểu 1 hay tổng quát. Cấu trúc khung này có thể áp dụng cho cả FDD và TDD. Ngoài cấu trúc khung tổng quát, đối với LTE hoạt động với TDD còn có cấu trúc kiểu 2. Cấu trúc này được thiết kế cho đồng tồn tại với các hệ thống được xây dựng trên cơ sở 3GPP TD-SCDMA. Dưới đây ta sẽ xét cấu trúc khung kiểu 1 (kiểu tổng quát).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ và ứng dụng 3GGPP LTE (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)