Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý thuyết chọn mẫu và ứng dụng chọn mẫu trong kiểm toán pdf (Trang 29 - 32)

cho cùng thì các công ty kiểm toán cũng là những đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ vì vậy việc tiết kiệm chi phí cũng là một điều dễ hiểu. Và để tiết kiệm chi phí và thời gian, nhiều công ty kiểm toán đã bỏ qua không thực hiện quá trình đánh giá kết quả chọn mẫu và rủi ro chọn mẫu đã thực hiện. Đồng thời họ cũng bỏ qua luôn một số thủ tục cần thiết trong quy trình chọn mẫu kiểm toán để đảm bảo chất lượng. Điều này là rất nguy hiểm cho các công ty kiểm toán bởi họ có thể sẽ bị gặp rắc rối khi những vấn đề, những sai sót, gian lận mà các kiểm toán viên không thể phát hiện được lại bị những người sử dụng báo cáo kiểm toán phát hiện ra.

3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán kiểm toán

 Giúp cho các kiểm toán viên hiểu rõ được bản chất của từng phương pháp chọn mẫu để có thể biết cách để mà áp dụng các phương pháp chọn mẫu khác nhau trong từng trường hợp và một khi đã hiểu được bản chất của các phương pháp đó thì trong từng trường hợp kiểm toán viên có thể vận dụng kết hợp các phương pháp để bổ sung cho nhau để tăng tính đại diện của mẫu...

 Xây dựng hệ thống định nghĩa, lý luận của công ty phải làm sao cho có sự thống nhất với các văn bản quy phạm mà các kiểm toán viên phải tuân theo như các chuẩn mực, các thông tư, hướng dẫn...tạo nên một cơ sở nhất quán cho các kiểm toán viên an tâm và có cơ sở để làm việc.

 Các công ty cần phải tăng cường sự giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện kiểm toán nói chung và quy trình chọn mẫu nói riêng, mà cụ thể là phân công các kiểm toán viên có kinh nghiệm và lâu năm trong nghề thường xuyên kiểm tra, giám sát công việc của các nhân viên đặc biệt là những người mới làm việc để có thể góp ý kịp thời những sai sót, những công việc, phương pháp chọn mẫu không hợp lý.

 Các công ty phải tổ chức được quy trình đánh giá và xem xét lại kết quả của công việc chọn mẫu và những rủi ro chọn mẫu có thể có nhằm giúp cho các kiểm toán viên có dịp nhìn lại những gì mình đã làm để rút kinh nghiệm và đánh giá tính hiệu quả của phương pháp chọn mẫu đã sử dụng để ngày càng hiểu rõ hơn về phương pháp đó.

 Các kiểm toán viên trong khi thực hiện các phương pháp chọn mẫu cũng phải biết sáng tạo và để xuất ra những phương án phù hợp hơn để có kết quả chọn mẫu tốt nhất.

 Trong quá trình lên kế hoạch kiểm toán cũng như kế hoạch thực hiện chọn mẫu, các kiểm toán viên nên cân nhắc kết quả thu được và tham khảo ý kiến của các kiểm toán viên cấp cao khi muốn chọn một phương pháp chọn mẫu nào đó để xem liệu phương án đó có đem lại hiệu quả tốt nhất hay không?

KẾT LUẬN

Trong mỗi cuộc kiểm toán, việc làm chủ yếu của các kiểm toán viên chính là việc thu thập các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực để làm căn cứ cho việc đưa ra các ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Nhưng hiện nay đi cùng với xu hướng sáp nhập, các công ty có quy mô tài sản, quy mô hoạt động tài chính ngày càng mở rộng nên quy mô của đối tượng kiểm toán ngày càng lớn. Vậy vấn đề đặt ra cho mỗi kiểm toán viên là phải làm sao để có được một chương trình kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu trên một cách hiệu quả. Để xây dựng một chương trình kiểm toán, kiểm toán viên phải quyết định các vấn đề về nội dung, thời gian và quy mô của các thủ tục kiểm soát. Và một trong những cách hiệu quả giúp cho kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng kiểm toán cần thiết một cách nhanh nhất, đó chính là chọn mẫu kiểm toán.

Xét trên nhiều khía cạnh thì áp dụng kỹ thuật chọn mẫu tỏ ra khá hiệu quả vì với số lượng thích hợp, với tính đại diện cao của mẫu chọn, kiểm toán viên hoàn toàn có thể đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán với chi phí thấp hơn và thời gian ngắn hơn nhiều so với kiểm tra toàn bộ. Có thể nói, kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán có vai trò ngày càng quan trọng và nó ngày càng dành được nhiều sự quan tâm đặc biệt trong kiểm toán hiện đại.

Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình kiểm toán, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, việc vận dụng các phương pháp chọn mẫu kiểm toán ở các công ty kiểm toán vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được nhanh chóng sửa đổi và hoàn thiện nhằm nâng cao tính đại diện của mẫu đồng thời giảm rủi ro chọn mẫu để đảm bảo cho những kết luận của kiểm toán viên về tổng thể. Có như vậy, chọn mẫu kiểm toán mới có thể trở nên ngày càng hoàn thiện hơn giúp cho các cuộc kiểm toán được thực hiện một cách có hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tiết kiệm được thời gian mà vẫn mang lại kết quả tốt nhất.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1... 3

1.1. Những khái niệm cơ bản về lý thuyết điều tra chọn mẫu... 3

1.2. Đặc điểm của điều tra chọn mẫu ... 4

1.3. Các loại sai số trong điều tra chọn mẫu ... 5

1.4. Các phương pháp tổ chức chọn mẫu thường dùng ... 6

1.4.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản ... 6

1.4.2. Chọn mẫu máy móc (chọn hệ thống) ... 6

1.4.3. Chọn mẫu phân loại (phân tổ) ... 7

1.4.4. Chọn mẫu cả khối (mẫu chùm) ... 7

1.4.5. Chọn mẫu nhiều cấp ... 8

CHƯƠNG 2... 9

2.1. Những vấn đề cơ bản về chọn mẫu kiểm toán ... 9

2.1.1. Vị trí của chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán ... 9

2.1.2. Những khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán ... 10

2.1.3. Những khái niệm có liên quan đến chọn mẫu kiểm toán ... 11

2.1.4. Mẫu đại diện, rủi ro chọn mẫu và rủi ro không do chọn mẫu: ... 12

2.2. Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán ... 14

2.2.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên ... 14

2.2.2. Chọn mẫu phi xác suất ... 18

2.2.3. Kỹ thuật phân tầng (phân tổ) trong chọn mẫu kiểm toán ... 20

2.2.4. Chọn mẫu thuộc tính... 21

CHƯƠNG 3...27

3.1. Nhận xét về kỹ thuật chọn mẫu và việc áp dụng kỹ thuật chọn mẫu 27 3.1.1. Ưu điểm ... 27

3.1.2. Hạn chế ... 27

3.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán ... 29

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý thuyết chọn mẫu và ứng dụng chọn mẫu trong kiểm toán pdf (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)