Một phương pháp phấn bố kênh cần phải đảm bảo cung cấp được chất lượng dịch vụ khác nhau cho các loại lưu lượng dữ liệu khác nhau, trong khi đó đồng thời phải tận dụng đầy đủ băng thông do sự hạn chế về băng thông cấp cho các mạng di
động không dây. Một loạt các phương án phân bổ băng thông đã được đề xuất để hỗ
trợ nhiều loại lưu lượng dữ liệu, có thể được phân loại như phương pháp phân chia hoàn toàn, chia sẻ hoàn toàn, cấp phát kênh lai ghép, tùy thuộc vào băng thông được phân bổ giữa các loại lưu lượng dữ liệu đa dạng mà có những cơ chế điều khiển khác nhau. So với phương pháp CP, phương pháp CS thường có thể đạt được hiệu suất sử dụng kênh cao hơn nhiều. Điều này là bởi vì trong phương pháp CS, người dùng sử dụng các loại hình dịch vụ khác nhau được phép chia sẽ tất cả các thống kê kênh có sẵn. Vì vậy trong mô hình DTRQ, áp dụng sơ đồ điều khiển chia sẻ hòa toàn (CS) để tối đa hóa hiệu quả của hệ thống.
Trong phương pháp DTRQ, tổng kênh C trong mỗi tế bào được chia thành ba phần bắng hai ngưỡng K1 và K2 (xem hình 2-18). Khi số lượng các cuộc gọi chiếm kênh ít hơn so với ngưỡng K2, thì cả cuộc gọi dữ liệu và cuộc gọi thoại có thểđược nhận vào hệ thống, khi số kênh bị chiếm đóng bởi các cuộc gọi lớn hơn ngưỡng K2, cuộc gọi dữ liệu sẽđược đẩy vào hàng đợi nếu hàng đợi chưa đầy (giả sử kích thước của hàng đợi là Kmax hữu hạn), nếu hàng đợi đã đầy cuộc gọi dữ liệu sẽ bị từ chối, khi số lượng cuộc gọi tăng lên và lớn hơn ngưỡng K1, thì chỉ có cuộc gọi chuyển giao có thể được cho phép.Các cuộc gọi chuyển giao thoại sẽ bị chặn chỉ khi không có kênh có sẵn. Trên đây là mô hình điều khiển cơ bản, các cuộc gọi chuyển giao thoại được ưu tiên cao nhất, trong khi các cuộc gọi dữ liệu nhận được ưu tiên dịch vụ thấp nhất. Nguyên nhân là do lưu lượng dữ liệu có thể chấp nhận được ở một mức độ trễ nhất định, trong khi cuộc gọi thoại thì không thể. Mặt khác, với bộđệm
dữ liệu yêu cầu có thể làm cho xác suất chặn, rớt cuộc gọi của hệ thống được giảm xuống.
Hình 2-18 Mô hình phân bố kênh DTRQ