Máy x quang cao tần ứng dụng bộ đổi tần, trong đó việc điều khiển trị số dòng điện và điện áp được thực hiện bằng cách thay đổi tần số lặp lại của tín hiệu điều khiển các chuyển mạch điện tử do đó có thể tự động điều khiển để duy trì các trị số này (ví dụ kVp, mA, tốc độ quay anốt) trong quá trình phát tia X.
Để lọc thành phần gợn sóng trong máy X quang cao tần có thể sử dụng tụđiện: Ở các máy X quang truyền thống, vì tần số lưới điện rất thấp (50Hz) nên có thể giảm đáng kể độ gợn sóng thì tụ C phải có trị số rất lớn tới cỡ hàng ngàn µF với điện áp làm việc hàng chục kVp. Những tụ điện có trị số cao như vậy thường là tụ hóa học (dung môi bằng hóa chất) với điện áp làm việc chỉ cỡ vài trăm vôn. Muốn tăng trị số điện áp làm việc của tụ điện thì phải dùng các loại tụ giấy hoặc tụ dầu…nhưng chúng lại có trị sốđiện dung quá thấp không đủđể giảm gợn sóng xuống mức cần thiết do vậy
Nghiên cứu so sánh các hệ thống X quang hiện nay tại Việt Nam
việc dùng tụ điện để giảm độ gợn sóng không thể thực hiện được với máy X quang truyền thống.
Với máy X quang cao tần, vì tần số dao động của bộđổi tần lớn hơn từ hàng trăm đến hàng nghìn lần so với tần số nguồn điện lưới vì vậy có thể giảm trị số tụ C xuống với số lần tương ứng. Thông thường chỉ cần tụđiện với trị số cỡ 0.1 – 1.0µF là những tụđiện có thể chế tạo được hiện nay với điện áp làm việc tới hàng trăm kVp. Nhờ ứng dụng tụ lọc kết hợp với việc điều chỉnh tựđộng trị số kVp, độ gợn sóng giảm xuống tới mức rất thấp cụ thể vào khoảng 14% đối với loại công suất trung bình (40-50kW) và khoảng 4% đối với loại công suất lớn (50 – 100kW). Kết quả là hiệu suất phát xạ của máy sẽ cao hơn, phổ X quang tập trung hơn, liều lượng tia X có hại sẽ giảm và chất lượng ảnh sẽ tăng.
Khi tăng tần số, vật liệu chế tạo biến thế cao thế cũng thay đổi. Thay vì thép Si líc để làm lõi biến thế, loại vật liệu Fe- rit là loại vật liệu có trong lượng riêng thấp hơn thép Si – lic rất nhiều đã được sử dụng nên đã giảm đáng kể trọng lượng của lõi.
Mặt khác số vòng dây của biến thế cũng giảm so do trở kháng của cuộn dây tăng theo tần số dẫn tới giảm kích thước và trọng lượng của các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Kết quả là kích thước và trọng lượng của các biến thế và của cả khối cao thế cao tần giảm đi rất nhiều.
Với cùng công suất phát xạ, thể tích của khối cao thế cao tần giảm được 80%, trọng lượng giảm khoảng 75% và không gian bố trí lắp đặt giảm khoảng 80% so với khối cao thế thông thường.