Đại hội Hội nông dân xã Đoọc Mạy nhiệm ky 2010 đến 2015 có ý nghĩa trọng đại. Đây là đại hội thể hiện ý chí quyết tâm phấn đấu, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới mạnh mẽ CNH,HĐH giữ vững hệ thống chính trị và an ninh trật tự phát triển kinh tế toàn diện trên tất cả các mặt, thực hiện tốt chính sách xã hội, công tác xây dựng Hội nông dân các chi hôi viên Hội nông dân,là tiền đề lãnh đạo Hội nông dân hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đại hội đề ra. Hội nông dân xã Đọoc mạy luôn làm tốt công tác vận động họi viên nông dân thực hiện có hiệu quả mục tiêu Nghị quyết Đại hội Hội nông dân các cấp đề ra, các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương Hội nông dân việt nam, Hội nông dân tỉnh Nghệ An về xây dựng tổ chức Hội nông dân các cấp vững mạnh xứng đáng với vai trò nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức thực sự là trung tâm là nòng cốt cho phong trào nông dân và cong cuộc xây dựng nông thôn mới, xây dựng Hội nông dân xã phải gắn với xây dựng giai cấp nông dân ở nông thôn củng cố khối liên minh công nông nhân dân, tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phải đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cơ sở đắp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong giai đoạn cách mạng mới. Hướng mạnh về cơ sở hạ tầng, lấy lợi ích thiết thực và chính đáng của nông dân làm mục tiêu hoạt động của công tác Hội.
Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, công tác cán bộ, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng hội viên, cải tiến nội dung, phương thức sinh hoạt thiết thực hiệu quả, phù hợp với nguyện vọng của hội viên, tham mưu tốt cho cấp ủy làm công tác quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ Hội cơ sở về chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh và đạt các chỉ tiêu Đại hội đề ra cụ thể sau:
3.1.2.Những chỉ tiêu hoạt động:
Tuyên truyền vận động để đến năm 2015, có trên 70% chủ hộ sản xuất nông nghiệp vào tổ chức Hội nông dân hàng năm phát triển từ 200 – 300 hội viên. Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở Hội, phấn đấu đến năm 2015 có 90% cơ sở chi tổ Hội đạt khá trở lên, trong đó 65% vững mạnh, giảm tỷ lệ các chi Hội yếu kém xuống dưới 2%. Phấn đấu 100% cơ sở hội, chi hội xây dựng và phát triển dược quỹ mô để tăng cường kinh phí cho hoạt động, mỗi năm tăng trưởng 20% quỹ hỗ trợ cho nông dân. Phấn đấu đến năm 2015 có 50% cán bộ chủ chốt ở cơ sở có trình độ chính trị, chuyên môn đạt chuẩn theo quy định, để đến năm 2020, 100% cán bộ đạt chuẩn theo quy định. Phấn đấu đến năm 2015 có 90% cán bộ ở cơ sở Hội và 80% cán bộ chi tổ Hội đều được bồi dưỡng tập huấn về lý luận và nghiệp vụ công tác Hội nông dân.
* Về phát triển kinh tế từ nay cho đến năm 2015.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 15%.
- Bình quân thu nhập đến năm 2015 tăng từ 1 triệu đến 1,5 triệu/ người/ năm.
- Cơ cấu kinh tế tỷ trọng các ngành nông nghiệp: Trồng trọt: 60%; Chăn nuôi: 30%; Dịch vụ thương mại đạt khoảng 30%
+ Các chỉ tiêu cụ thể: - Về trồng trọt:
Lúa: Từ nay cho đến năm 2015 đạt 200 – 300ha. Ngô: Từ nay cho đến năm 2015 đạt 100 -120ha. Sắn: Từ nay cho đến năm 2015 đạt 60 – 80ha. Cỏ voi: Từ nay cho đến năm 2015 đạt 40 – 50ha.
Đậu tương, Lạc: Từ nay cho đến năm 2015 đạt 20- 30ha. Rau, hoa quả các loại: Từ nay cho đến năm 2015 đạt 40 – 45ha. - Về chăn nuôi:
Trâu: Đến năm 2015 đạt khoảng 120 – 150 con. Bò : Đến năm 2015 đạt khoảng 200 – 250 con. Lợn: Đến năm 2015 đạt khoảng 400 – 600 con. Dê: Đến năm 2015 đạt khoảng 300 – 500 con. Gia cầm: Đến năm 2015 đạt 3000 – 7000 con.
* Văn hóa, giáo dục, y tế.
- Văn hóa: Đến năm 2015 khoảng 75% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, tổ chức có hiệu quả các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, tinh thần cho quần chúng nhân dân.
- Y tế: Từ nay cho đến năm 2015 trung tâm trạm y tế cần quan tâm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân và các trẻ em được tiêm phòng vác xin đầy đủ. * An ninh – quốc phòng:
Từ nay cho đến năm 2015 an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã ngày càng được ổn định biên giới của địa phương.
Những đảng viên của Hội nông xã được học tập các Nghị quyết và các chỉ thị của Đảng ủy, chính quyền của địa phương và của Đảng và Nhà nước cấp trên. 100% Đảng viên không vi phạm pháp luật, Điều Lệ Đảng, từ nay cho đến 2015 phấn đấu phát triển Đảng viên đạt khoảng 20 – 30 Đồng chí.
* Lãnh đạo quả lý:
Xây dựng hoàn chỉnh các quy trình, kế hoạch các chương trình dự án về phát triển kinh tế - xã hội cho nông dân đạt 100%.KH
* Các tổ chức đoàn thể nhân dân:
Các chi Hội nông dân có Nghị quyết sinh hoạt hàng tháng, hàng quý và trong các nhiệm ky đạt 100% KH
3.2. Giải pháp:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội nông dân ở cơ sở, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự giúp đỡ tạo điều kiện của chính quyền địa phương, sự phối hợp nhịp nhàng với các ban ngành, đoàn thể nhằm xây dựng và củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên nâng cao trình độ nhận thức chính trị, tuyên truyền vị trí, vai trò của giai cấp nông dân và Hội nông dân Việt Nam để hội viên có hiệu biết sâu sắc về vai trò của mình để từ đó tự nguyện làm theo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Hội nông dân các cấp. Kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nông dân để phản ánh, đề xuất với Đảng, Nhà nước. Vận động nông dân tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất gắn với chế biến, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống, vận động hộ nông dân sản xuất giỏi giúp đỡ hội viên nông dân nghèo, xây dựng một số mô hình kinh tế mới, tiên tiến, tuyên dương các điển hình làm
kinh tế giỏi. Vận động nông dân vùng biên giới đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bỏa vệ vững chắc biên giới của tổ quốc.
Tăng cường cong tác giáo dục chính trị tư tưởng cho Hội viên nông dân để nông dân nâng cao giác ngộ chính trị, lòng yêu nước tự hào, tự tôn dân tộc cho hội viên, nông dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nông thôn.
Xây dựng các đề tài nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội nông dân ở cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tập trung nâng cao chất lượng hội viên mới trên cơ sở tăng cường về số lượng coi trọng chất lượng, phát huy tính tích cực tự giác của hội viên trong mọi hoạt động của Hội, đảm bảo hội viên được sinh hoạt với những nội dung phong phú thiết thực có sự hấp dẫn, đặc biệt chú vào vùng sâu vùng xa, vùng miền núi dân tộc, và những nơi tổ chức và hoạt động của Hội nông dân còn yếu kém.
Kiện toàn, củng cố chi hội theo chi bộ Đảng những nơi chưa có chi bộ đảng thì tổ chức theo địa bàn dan cư phát triển các chi hội về nghề nghiệp, HTX trong kinh doanh ở nông thôn, sản xuất chi hội là đơn vị hành động.
Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở Hội có những kỹ năng nghiệp vụ về công tác Hội, năng động sáng tạo, làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy cấp trên theo quy hoạch, đào tạo sử dụng cán bộ Hội, theo từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ Hội, đặc biệt là cán bộ chi trưởng, chủ tịch Hội cơ sở .
Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nông dân ở cơ sở chấn chỉnh về nề nếp sinh hoạt của hội, điều chỉnh tiêu chuẩn đánh giá chất lượng để phù hợp với tình hình nhiệm vụ của Hội nông dân trong điều kiện mới . Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng 3 phong trào thi đua lớn, tổ chức mở rộng các hoạt động dịch vụ tư vấn hỗ trợ nông dân, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến cổ vũ động viên kịp thời những cách làm hay sáng tạo, góp phần đóng góp xứng đáng cho phong trào nông dân. Thực
hiện phân trách nhiệm và phân cấp chỉ đạo rõ ràng đối với các cấp Hội, tăng cường chỉ đạo trực tiếp đối với cơ sở tập trung vào cơ sở và hướng vào cơ sở.