Các loại nối đất trong hệ thống điện:

Một phần của tài liệu Cung cấp điện nhà máy hồng ik vina (Trang 66 - 67)

Tác dụng của hệ thống nối đất là tản vào đất dòng điện sự cố ( do rò cách điện, ngắn mạch, chạm pha hoặc dòng sét ) và giữ cho điện thế trên các phần tử mang điện được nối đất ở mức thấp và ổn định.

Theo chức năng nối đất trong hệ thống điện có thể chia làm 3 loại nối đất cơ bản sau đây :

- Nối đất làm việc :

Nối đất làm việc có nhiệm vụ đảm bảo sự làm việc của trang thiết bị điện trong điều kiện bình thường và sự cố theo các điều kiện qui định. Đó là nối đất điểm trung tính của các cuộn dây của máy biến áp, máy phát, máy bù, nốt đất máy biến điện áp, nối đất trong hệ thống pha đất.

- Nối đất an toàn :

Nối đất an toàn có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người vận hành khi cách điện của các vỏ thiết bị điện bị hư hỏng. Đó là nối đất vỏ máy phát, vỏ máy biến áp, vỏ thiết bị điện, vỏ cáp, nối đất các kết cấu kim loại của các trang thiết bị phân phối điện.

- Nối đất chống sét :

Nối đất chống sét có nhiệm vụ tản dòng sét vào đất và giữ cho điện thế của các phần tử đựơc nối đất không quá cao để hạn chế phóng điện ngược từ các phần tử đó đến bộ phận mang điện. Đó là nối đất cột thu sét, dây chống sét, các thiết bị chống sét, nối đất các kết cấu kim loại có thể bị sét đánh.

- Nối đất lặp lại :

Đối với phụ tải mang điện lớn hoặc những đường dây dài ( > 200m ) hoặc tại điểm phân nhánh của đường dây tải điện cần phải nối đất lặp lại nhằm :

+ Giảm điện áp của dây trung tính đối với đất nếu xảy ra sữ cố chạm vỏ thiết bị.

+ Giảm nhẹ được chế độ sự cố trong trường hợp dây trung tính bị đứt.Trong nhiều trường hợp cùng một hệ thống nối đất thực hiện đồng thời hai hoặc ba nhiệm vụ nói trên.

Sử dụng hỗn hợp cọc tia hoặc cọc nối theo vòng để thiết kế nối đất.

Một phần của tài liệu Cung cấp điện nhà máy hồng ik vina (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w