Nguyên nhân do lấn át thị phần của các Ngân hàng nước ngoài 4 1-

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của các Ngân hàng thương mại Nhà nước pot (Trang 41 - 43)

3. Đánh giá hoạt động đầu tư của các NHTM 32

3.2.2.4. Nguyên nhân do lấn át thị phần của các Ngân hàng nước ngoài 4 1-

Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết trước kia thị phần của VietinBank là 20%, nhưng đến nay sụt xuống chỉ còn 8%.

Hiện nay thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 80% (trong đó khối NHTM cổ phần chiếm gần 30%, chưa tính NHTM Cổ phần Ngoại thương), con số còn lại là của khối ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, con số này đang bấp bênh ở hiện tại và trong tương lai nó có thể bị giảm xuống dưới mức mong đợi.

Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, từ ngày 1-1-2011 các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ được đối xử đầy đủ như đối với các NHTM trong nước. Nhưng không phải chờ đến khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì các ngân hàng nước ngoài mới bắt đầu tìm hiểu thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam. Trước đó, các ngân hàng nước ngoài đã tham gia vào thị trường tiền tệ Việt Nam bằng cách thông qua góp vốn cổ phần trong các NHTM cổ phần nội địa. Hầu hết các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam đều nằm trong “top 1.000” ngân hàng lớn trên thế giới. Với thế mạnh của một ngân hàng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp nhiều sản phẩm tiện ích đa dạng, ngân hàng nước ngoài có thế mạnh hơn hẳn các ngân hàng trong nước rất nhiều.

Như vậy, sự nhảy vào ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam sẽ làm cho các hoạt động nói chung và các hoạt động đầu tư nói riêng của các Ngân hàng trong nước đặc biệt là các NHTMNN càng trở nên khó khăn hơn; bởi các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đều là các Ngân hàng lớn trên thế giới, năng lực tài chính rất tốt và ổn định.

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Trước những biến động của nền kinh tế, sự phức tạp của thị trường cạnh tranh và đặc biệt là sau sự kiện hội nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, thì nhiệm vụ của các ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng càng trở nên khó khăn hơn.

Một mặt, nó phải đảm bảo chức năng của một ngân hàng thương mại Nhà nước. Mặt khác mỗi NHTMNN cũng phải có chiến lược riêng để tạo chỗ đứng cho mình, tự khẳng định bản thân trên thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế.

Để nâng cao năng lực cạnh trạnh cho các NHTMNN trong thời gian tới thì một trong những chiến lược mang tính dài hạn là phải nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư một cách sâu sắc và toàn diện. Điều đó có nghĩa là, hoạt động đầu tư trong thời gian tới của các NHTMNN không những phải giải quyết được những mặt hạn chế hiện tại mà từ đó phải có những giải pháp tích cực cho hoạ động đầu tư. Điều đó có nghĩa là hoạt động đầu tư trong thời tới của các NHTMNN Việt Nam phải phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tức là, phải mở rộng danh mục cho các hoạt động đầu tư của các ngân hàng. Đồng thời, đầu tư phải có chất lượng, khả năng sinh lời của đồng vốn cao.

Đứng trước những định hướng cho hoạt động đầu tư của các NHTMNN, chúng ta có một số giải pháp cho thời gian tới như sau:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của các Ngân hàng thương mại Nhà nước pot (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)