toán Việt Nam
2.7.1 So sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế
Nội dung của chuẩn mực kế toán “doanh thu và thu nhập khác” (VAS14) so với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS18) cơ bản đã phù hợp, nhưng còn một số sự khác biệt sau:
+ Tên của chuẩn mực kế toán Việt Nam là VAS14 còn chuẩn mực kế toán quốc tế là IAS18.
+ Về định nghĩa trong chuẩn mực kế toán thì theo IAS18 chỉ đưa ra định nghĩa về doanh thu và giá trị tương đương. Còn VAS14 đưa ra 7 định nghĩa: doanh thu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh toán, thu nhập khác, giá trị hợp lý.
+ Về điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng thì gần giống nhau.
+ Chuẩn mực kế toán về doanh thu của VAS14 chưa có doanh thu về hợp đồng xây dựng. Theo IAS18 thì doanh thu hợp đồng xây dựng dược tính như sau:
Theo tỉ lệ phần trăm: mức độ hoàn thành doanh thu được tính theo tỉ lệ với chi phí phát sinh đến giai đoạn hiện tại thể hiện kết quả.
Phương pháp hoàn thành hợp đồng: Doanh thu chỉ được tính toán sau khi hợp đồng được hoàn tất. Doanh nghiệp cần trình bày chi tiết về ghi nhận doanh thu khi sử dụng phương phần trăm hoàn thành. 2.7.2 So sánh với kế toán Mỹ
- Về phương thức tiêu thụ:
+ Kế toán Mỹ có 4 phương pháp: Tiêu thụ trực tiếp
Tiêu thụ với hợp đồng sẽ mua lại hàng Tiêu thụ với quyền được trả lại hàng Bán hàng uỷ thác
+ Chuẩn mực kế toán Việt Nam có 7 phương pháp: Tiêu thụ trực tiếp
Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng, chờ chấp nhận Tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi Kế toán bán hàng trả góp, trả chậm
Kế toán tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng Kế toán tiêu thụ bất động sản đầu tư
Kế toán tiêu thụ nội bộ
- Các khoản giảm trừ doanh thu:
+ Kế toán Việt Nam thì sẽ được phản ánh vào các tài khoản: TK 521: Chiết khấu thương mại
TK 531: Hàng bán bị trả lại Tk 532: Giảm giá hàng bán
Chuơng II:Thực trạng của chế độ kế toán doanh thu Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thì kế toán Việt Nam cũng đang ngày càng được hoàn thiện hơn. Nhưng để kế toán phải luôn đáp ứng được yêu cầu trong hiện tại, nắm bắt được những thay đổi trong tương lai, có những nghiệp vụ đã có nhưng chưa được ghi nhận. Qua sự tìm hiểu về chuẩn mực kế toán Việt Nam và thục tế kế toán của các công ty tôi có một số ý kiến sau:
- Cần có hướng dẫn cụ thể về việc kê khai thuế GTGT: Nội dung của của việc kê khai thuế GTGT rất phức tạp, khi thì kê khai, khi thì không kê khai…
+ Theo quy định của bộ tài chính, các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai trình thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê khai hàng hoá, dịch vụ mua vao, bán ra
theo mẫu quy định. Theo quy định này, những những cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không phải kê khai thuế GTGT hnàg tháng, thuế GTGT hàng tháng của những cơ sở kinh doanh này đương nhiên bằng 0.
Quy định trên về mặt lý nguyên tắc thì tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT, giảm bớt việc lập tờ khai hàng tháng.
Tuy nhiên trên thực tế xảy ra trường hợp những Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT lại có uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT % và những cơ sỏ này thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT hàng tháng theo quy định. Điều này cho they việc kê khai thuế GTGT của các đối tượng thuộc loại trên là rất phức tạp, khi thì kê khai thuế, khi thì không.
+ Theo quy định về luật GTGT thì thuế GTGT đầu vào sử dụng cho kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phải kê khai lịp thời trong tháng, nếu kê khai chậm quá 3 tháng thì thuế GTGT đầu vào sẽ có không được tính khấu trừ. Chính vì có quy định này mà nhiều trường hợp khi mà những doanh nghiệp nêu trên vữa thực hiện việc kê khai (khi có hoạt động uỷ thác xuất khẩu hàng hoá), vừa không kê khai thuế GTGT hàng tháng (khi có hoạt động uỷ thác xuất khẩu hàng hoá) dẫn đến việc kê khai thuế GTGT đầu vào không kịp thời làm ảnh hưởng đến số thuế GTGT được khấu trừ, gây kho khăn cho Doanh nghiệp trong việc kê khai thuế hàng tháng.
- Hay hiện nay trên thực tế cùng với sự phát triển của Internet đã xuất hiện loại hình thương mại điện tử bên cạnh thương mại truyền thống. Nhưng trong chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việt Nam thì các nghiệp vụ phát sinh trong loại hình thương mại này vẫn chưa được ghi nhận hoặc nếu ghi nhận theo doanh thu VAS 14 thì không chính xác. + Ví dụ về vấn đề xác định thời điểm ghi nhận doanh thu. Một trong những yếu tố quan trọng khi kế toán doanh thu là phải xác định đúng
thời điểm ghi nhận doanh thu, đảm bảo thông tin phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp là trung thực và đầy đủ. Tuy nhiên trong lĩnh vực hnàg kinh doanh công nghệ cao, với thông lệ bán hàng hoa, dịch vụ “tron gói”, thì việc xác nhận thời điểm này đôi khi khá phức tạp. “Trọn gói” ở đây ví dụ như bán đầu kĩ thuật số kèm dịch vụ truyền hìn, bán phàn mềm cần cập nhập…Việc ghi nhận toàn bộ doanh thu ngay sau thời điểm bán hàng thông thường là không phà hợp với VAS 14. Trong các trường hợp nêu trên, một phần dịch vụ vẫn chưa được thực hiện nên không thể được coi là doanh thu trong kỳ.
+ Vấn đề về xác định giá trị ghi nhận doanh thu: Trong thương mại “hàng đổi hàng” đã xuất hiện từ rất lâu.Trong kinh doanh thông thường việc xác định giá trị hợp lý cuả giao dịch “hàng đổi hàng” tương đối đơn giản. Nếu không có thoả thuận giá trị hàng hoá giữa hai bên đối tác thì kế toán vẫn có thể xác định được các hàng hoá này tren cơ sở giá trị của các loại hàng hoá tương tự trên thị trường.
Nhưng trong môi trường điện tử thì đôi khi việc xác định này là tương đối phức tạp. Ví dụ trong quảng cáo hàng “đổi quảng cáo lấy quảng cáo” trên các trang Web là không đồng nhất. Như vậy doanh thu sẽ ghi nhận là bao nhiêu?
Chương III: Giải pháp, nhận xét và đánh giá kế toán doanh thu bán hàng Việt Nam.
Qua những nhận xét về thực trạng kế toán Việt Nam nói chung và kế toán về doanh thu nói riêng thì tôi có một số giải pháp và ý kiến đóng góp sau:
- Về phương hướng giải quyết của doanh thu “trọn gói”: Để giải quyết vấn đề này chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm đi trước của các nước. Tại Mỹ, Ban xử lý các vấn đề phát sinh của hội đồng chuẩn mực kế toán Tài chính (EITF) hướng dẫn kế toán ghi nhận doanh thu với những giao dịch nêu trên như sau:
+ Đối với các giao dịch bán hàng hoá, dịch vụ trọn gói, vấn đề này hiện còn đang được EITF nghiên cứu tìm hướng giải quyết hợp lý. Trong thời gian chờ đợi, kế toán vẫn áp dụng thông báo số 00-21 của EITF “Revernue Errangements with Multiple De liverables” (EITF 00-21)”, khi ghi nhận các giao dịch trọn gói. Theo EITF 00-21, kế toán phải tách biệt từng phần của gói hàng hoá. dịch vụ nếu thoả mãn những điều kiện sau:
Thành tố được xem là riêng biệt nếu thành tố đó có thểđược bán một cách riêng rẽ.
Kế toán có thể có căn cứ để xác định giá trị hợp lý của doanh thu đối với từng thành tố đó.
Nếu một thành tố được chưa được giao cho người mua là thiết yếu đối một thành tố khác đã phân phối, kế toán không được ghi nhận doanh thu đến khi thành tố thiết yếu này cũng được giao dịch cho khách hàng.
+ Đối với giao dịch quảng cáo đổi quảng cáo trên Internet: Theo thông báo số 99-17 của EITF “ Accouting for Advertising Barter Transactions” (EITF 99-17), giá trị hợp lý của quảng cáo đem trao đổi là có thể xác định được nếu trước đấy doanh nghệp đã tiến hành bán quảng cáo (tương tự về vị trí, kích thước, thời gian tồn tại…) lấy tiền của một đối tượng khác, trong một giao dịch ngang giá. Tuy nhiên, giao dịch đổi quảng cáo lấy quảng cáo. Giá trị của giao dịch bán quảng cáo lấy tiền xảy ra sau thời điểm “đổi quảng cáo lấy quảng cáo” cũng không được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị hợp lý. Thêm vào đấy, công ty chỉ ghi nhận doanh thu quảng cáo đổi quảng cáo tối đa bằng tổng giá trị của giao dịch bán quảng cáo lấy tiền đã được dùng làm cơ sở để tính giá trị hợp lý.
- Theo chuẩn mực kế toán “Doanh thu và thu nhập khác” vẫn chưa thật hoàn hảo, vẫn phải có bước tiếp tục hoàn thiện chuẩn mực kế toán Viêt Nam. Chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập khác” cần phải tiếp thu quan điểm, nội dung, phương pháp kế toán doanh thu bán hàng của một số nước để hoàn thiện hệ thống kế toán hiện hành. Có như vậy mới đảm bảo tính thống nhất trong việc cung cấp thông tin kế toán, tính so sánh được vầ tình hình tài chính giữa các doanh nghiệp, giữa các thời kỳ khác nhau không chỉ trong phạm vi các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia mà trên toàn thế giới.
- Mặt khác để hoàn thiện kế toán doanh thu bán hàng phải đảm bảo yêu cầu trình bày và cung cấp thông tin đầy đủ, phù hợp cho người sử dụng thông tin.
+ Dòng thông tin phục vụ cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tài chính thì tính pháp lý cao, rình bày đơn giản, dễ hiểu trong công khai báo cáo tài chính.
+ Dòng thông tin phục vụ cho đối tượng bên trong nội bộ doanh nghiệp như các nhà quản trị cấp cao và các cấp doanh nghiệp, đay là dòng thông tin do kế toán quản trị cung cấp phải đáp ứng yêu cầu, linh hoạt kịp thời và hữu ích.
- Cần bổ sung TK 005 “Hợp đồng sẽ thực hiện” vào hệ thống tài khoản kế toán để theo dõi những hợp đồng kỳ hạn từ ký kết đến khi thanh lý hợp đồng. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 005 “Hợp đồng sẽ thực hiện” như sau:
Bên Nợ: Giá trị hợp đồng kỳ hạn đã ký kết. Bên Có: Giá trị hợp đồng kỳ hạn đã thực hiện.
Số dư Nợ: Giá trị hợp đồng kỳ hạn đã ký kết nhưng chưa thực hiện còn lại cuối kỳ.
Kế toán theo dõi TK này phải chi tiết cho từng hợp đồng, chi tiết theo từng mặt hàng, số lượng phẩm cấp, giá cả,thời hạn giao hàng, địa điểm.
- Ngoài ra TK521 “Chiết khấu thương mại”, TK 531 “Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán” nên chi tiết thành các TK cấp II để phù hợp với TK 511 hơn.
Kết luận
Như vậy,ta có thể thấy công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng là rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam nói chung và chuẩn mực doanh thu nói riêng đã có nhiều thay đổi để hoàn thiện hơn. Vì thế để phát huy triệt để tác dụng nhằm biến kế toán thành một công cụ sắc bén và có hiệu lực phục vụ công tác quản lý có tính ổn định, lâu dài thì cần hoàn thiện chuẩn mực, chế độ kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng, một cách khoa học và hợp lý hơn để ngày càng tương đồng, thống nhất với kế toán các nước trên thế giới.