Những nhận xét, đánh giá về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghia (Trang 34 - 37)

Nhiều người cho là khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn còn rất mơ hồ, mỗi nơi lại hiểu một kiểu.

Theo luật sư Trương Thanh Đức cần được xác định rõ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì trong dự thảo Hiến pháp, để tránh trường hợp áp dụng kinh tế kế hoạch hoá tập trung vào kinh tế thị trường.

Về câu hỏi, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong một buổi nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vào cuối năm 2013, trả lời rằng đây là mô hình chưa từng có trên thế giới, đó là câu hỏi mà Việt Nam vẫn phải dò tìm trong tương lai:

“Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm

Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập "định hướng xã hội chủ nghĩa" là phải bảo đảm sự công bằng tương đối về xã hội và chế độ an sinh xã hội phổ cập đối với người dân. Điều này giống với mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội của nước Đức, và khác với nền kinh tế thị trường tự do của nước Mỹ (ở Mỹ, Nhà nước không quản lý tập trung quỹ bảo hiểm xã hội và có tới trên 40 triệu người dân không có bảo hiểm y tế). Tuy nhiên, có những thực tiễn vừa qua lại đi ngược lại, ví dụ như việc tăng phí bệnh viện và phí học đường đang trở thành gánh nặng cho người nghèo. Hậu quả của việc không xác định mô hình kinh tế và duy trì các mối quan hệ không rõ ràng giữa Nhà nước và thị trường, sẽ biến các doanh nghiệp thành các chủ thể phụ thuộc ngày càng lớn hơn vào Nhà nước.

“ Câu hỏi tại sao sau hơn hai mươi năm chuyển sang kinh tế thị trường mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn èo uột như vậy và chủ yếu lấy cơ chế xin-cho làm tôn chỉ hành động, không tăng được năng lực cạnh tranh... phải chăng đã tìm được câu trả lời từ chính sự mập mờ của khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" này?

Chỉ trích:

Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, bàn về bức thư viết ngày 09/8/1995, tức 20 năm trước, của cố Thủ tướng Việt Nam, Võ Văn Kiệt gửi cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khuyến nghị, cảnh báo và nêu quan điểm về một số vấn đề được cho là có tầm chiến lược đối với Việt Nam vào thời điểm đó:

“ "Mặc dù Việt Nam cũng đã phát triển nền kinh tế của mình theo hướng thị trường, cũng theo đổi khá nhiều, nhưng Việt Nam cũng vẫn định hướng cho mình là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và do quan niệm theo xã hội chủ nghĩa đó cho nên trên thực tế nó đưa Việt Nam tới tình trạng là 20 năm sau bức thư của ông Võ Văn Kiệt, 20 năm sau những cột mốc có thể tạo thay đổi cho Việt Nam thì Việt Nam cũng vẫn có một nền kinh tế nửa thị trường, nửa nhà nước chỉ huy. Do lý do này, Việt Nam đã ở một tình thế rất khó phát triển."

Tại hội thảo "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015- 2035", ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển đánh giá rằng:

“ "quá trình đổi mới tư duy sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN trong vòng 15 năm vừa qua là hành trình “dò đá qua sông”. Quá trình này rất dò dẫm về lý thuyết, lý luận, nhận thức về mô hình mới vẫn chưa rõ ràng nên gây khó cho việc hoạch định chính sách."

Thăm dò ý kiến

Theo Pew, 95% số người Việt Nam được hỏi ủng hộ thị trường tự do, trong khi ở Mỹ, có tới 25% số người được hỏi nghi ngờ về tính hiệu quả của thị trường tự do

Khảo sát thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt Nam" - CAMS 2014 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy: trong 1.600 phản hồi, có 89% ủng hộ mô hình kinh tế thị trường; 71% ủng hộ sở hữu tư nhân trong khi chỉ có khoảng 4% lựa chọn sở hữu nhà nước, 94% yêu cầu minh bạch trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tại Việt Nam, 99% ủng hộ chủ trương tư nhân hóa một số dịch vụ công. Nhưng mặt khác, tỷ lệ “ủng hộ song còn quan ngại” việc tư nhân hóa dịch vụ công vẫn còn cao hơn tỷ lệ “hoàn toàn ủng hộ” chủ trương này (57% so với 42%). Đặc biệt, 75% vẫn

mong muốn Nhà nước có chính sách can thiệp, bình ổn giá cả do lo ngại sẽ bị ảnh hưởng bởi những khiếm khuyết của thị trường.

Kết quả khảo sát cho thấy một thực tế khá nghịch lý: đa số người Việt Nam vừa ủng hộ kinh tế tư nhân cạnh tranh nhưng lại cũng muốn bàn tay can thiệp của Nhà nước đối với những mặt hàng thiết yếu để đảm bảo quyền lợi cho họ (Vừa muốn thị trường cạnh tranh vừa muốn được Nhà nước "ôm ấp"). Nguyên nhân là do những bất ổn kinh tế khiến người dân thấy không an toàn. Mặt khác tại Việt Nam, những vấn đề về thiếu minh bạch thông tin, tình trạng không tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, lách luật, móc nối để ép giá người tiêu dùng... diễn ra phổ biến, khiến ưu điểm của kinh tế thị trường ít được phát huy; trong khi những khiếm khuyết của kinh tế thị trường lại thường xuyên phát sinh. Điều này khiến người dân quay sang trông chờ ở sự trợ giúp của nhà nước.

Một phần của tài liệu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghia (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w