Địa chỉ tuyệt đối cho I/O vật lý

Một phần của tài liệu Giáo trình điều khiển và khống chế lò tạo khí (Trang 32 - 33)

Địa chỉ I/O vật lý của hệ PLC S7-300 tương ứng với các vùng nhớ ngoại vi thông qua đó ta có thể truy cập I/O qua bảng ảnh vào và bảng ảnh ra .

Việc định địa chỉ tuyệt đối của mỗi đầu vào và ra phụ thuộc vào số khe (slot) mà modul đó cắm . Ngoài ra việc gán địa chỉ cho I/O có thể truy cập theo biểu tượng . Trong một chương trình có thể lặp 2 địa chỉ : biểu tượng và giá trị tuyệt đối nhưng không xen lẫn vào nhau được .Việc mặc định địa chỉ cho I/O được mô tả bằng hình III_15 .

III_3 : Một số lệnh cơ bản trong ngôn ngữ lập trình STEP7 .

Các loại PLC nói chung thường có nhiều ngôn ngữ lập trình nhằm phục các đối tượng sử dụng khác nhau . PLC S7-300 có 3 ngôn ngữ lập trình cơ bản :

- Ngôn ngữ 'liệt kê lệnh' , ký là STL (Statement list) . Đây là dạng ngôn ngữ lập trình thông thường của máy tính . Một chương trình được ghép bởi nhiều câu lệnh theo một thuật toán nhất định, mỗi lệnh chiếm một hàng và đều có cấu trúc 'tên lệnh' + 'toán hạng' .

- Ngôn ngữ 'hình khối' , ký hiệu là FBD (Function block diagram) . Đây cũng là kiểu ngôn ngữ đồ họa dành cho người có thói quen thiết kế mạch điều khiển số .

- Ngôn ngữ 'hình thang' , ký hiệu là LAD (Ladder logic) . Đây là dạng nhôn ngữ đồ hoạ thích hợp với những người quen thiết kế mạch điều khiển logic . Một chương trình viết trên LAD hoặc FBD có thể chuyển sang được dạng STL, nhưng ngược lại thì không được . Trong STL có nhiều lệnh không có trong LAD hay FBD . Chính vì lý do đó , trong đồ án này em chỉ giới thiệu ngôn ngữ STL để lập trình minh họa .

tên lệnh toán hạng

trong đó toán hạng có thể là một dữ liệu hoặc một địa chỉ ô nhớ .

Khi thực hiện lệnh , CPU sẽ ghi nhận lại trạng thái của pháp tính trung gian cũng như của kết quả vào một thanh ghi đặc biệt 16 bits ,được gọi là thanh ghi trạng thái (Status word) . Mặc dù thanh ghi trạng thái này có độ dài 16 bits nhưng chỉ sử dụng 9 bits với cấu trúc như sau :

8 7 6 5 4 3 2 1 0

BR CC1 CC0 OV OS OR STA RLO FC

- FC (First check) : Khi phải thực hiện một dãy lệnh logic liên tiếp nhau gồm các phép tính Ù,Ú và nghịch đảo , bit FC có giá trị bằng 1 . Nói cách khác , FC=0 khi dãy lệnh logic tiếp điểm vừa được kết thúc .

- RLO (Result of logic operation) : Kết quả tức thời của phép tính logic vừa được thực hiện .

- STA (Status bit) : Bít trạng thái này luôn có giá trị logic của tiếp điểm được chỉ định trong lệnh .

- OR : Ghi lại giá trị của phép tính logic Ù cuối cùng được thực hiện để phụ giúp cho việc thực hiện phép toán Ú sau đó . Điều này là cần thiết vì trong một biểu thức hàm hai trị , phép tính Ù bao giờ cũng phải được thực hiện trước các phép tính Ú .

- OS (Stored overflow bit) : Ghi lại giá trị bít bị tràn ra ngoài mảng ô nhớ . - OV (Overflow bit) : Bít báo kết quả phép tính bị tràn ra ngoài mảng ô nhớ . - CC0 và CC1 (Condition code) : Hai bít báo trạng thái của kết quả phép tính

với số nguyên , số thực , phép dịch chuyển hoặc phép tính logic trong ACCU - BR (Binary result bit) : Bít trạng thái cho phép liên kết hai loại ngôn ngữ lập

trình STL và LAD . Chẳng hạn cho phép người sử dụng có thể viết một khối chương trình FB hoặc FC trên ngôn ngữ STL nhưng gọi và sử dụng chúng trong một chương trình khác viết trên LAD . Để tạo ra một mối liên kết đó , ta cần phải kết thúc một khối chương trình trong FB , FC bằng lệnh ghi .

Một phần của tài liệu Giáo trình điều khiển và khống chế lò tạo khí (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)