Khi có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh, thủ truởng cơ quan quản lý Cạnh tranh sẽ ra ngay quyết định chính thức điều tra.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN LUẬT CẠNH TRANH (Trang 27 - 35)

Nhận định sai. Thủ truởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết định điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm quy định Luật cạnh tranh tại khoản 2 Điều 88 LCT 2004; tức là phải qua việc điều tra sơ bộ nếu kết quả cho thấy có vi phạm Luật cạnh tranh thủ truởng cơ quan quản lý cạnh tranh mới ra quyết định điều tra chính thức.

2. Phân tích các căn cứ xác định thỏa thuận hạn chế hay kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hoá ,dịch vụ?

Dựa vào các đặc điểm chung của các dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần phải kiểm soát có thể rút ra định nghĩa về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp (hai doanh nghiệp trở lên) bằng các hành vi có tác động sai lệch, hạn chế cạnh tranh nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị truờng liên quan.

Thứ nhất, thỏa thuận hạn chế lượng sản xuất, lượng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. đây là thỏa thuận thống nhất cắt giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó.

Thứ hai, thỏa thuận kiểm soát lượng sản xuất, lượng mua, bán hàng hóa cung ứng dịch vụ. Đây là thỏa thuận thống nhất ấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán, cung ứng hàng hóa ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.

Dựa trên quan niệm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nêu trên thì thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất mua bán hàng hóa dịch vụ cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện:

Một là, các chủ thể kinh doanh (từ hai chủ thể trở lên) là đối thủ cạnh tranh của nhau trên cùng một thị trường liên quan có sự thống

nhất cùng hành động trong thỏa thuận, hạn chế, kiểm soát số lượng hàng hóa sản xuất, cung ứng dịch vụ.

Hai là, nội dung của thỏa thuận tập trung vào việc thỏa thuận hạn chế và thỏa thuận kiểm soát lượng sản xuất, lượng mua, bán hàng

hóa, cung ứng dịch vụ. Đó là yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau.

Ba là, tác động của thỏa thuận trên là làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số

lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là những toan tính tác động trực tiếp tới cán cân cung cầu hiện có trên thị trường và thông qua đó tạo ra sự khan hiếm giả tạo của hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của thỏa thuận. Dạng thỏa thuận này gây lãng phí các nguồn lực xã hội do nó chủ động hạn chế nguồn cung trong khi có khả năng đáp ứng vì thế dẫn đến hậu quả bóc lột người tiêu dùng.

Tuy nhiên, xác định có hay không có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là việc không đơn giản do các chủ thể tham gia vào thỏa thuận này là các chủ thể có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường. trong thực tế, phần lớn các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là những thỏa thuận ngầm. Do đó, việc xác định có hay không những thỏa thuận này thường dựa trên các chứng cứ gián tiếp như các biểu hiện tăng giảm giá giống nhau, cùng tự nguyện hạn chế thị trường một cách bất hợp lý…

3. Phân tích các căn cứ xác định thị trường liên quan của LCT?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 quy định thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lí liên quan.

a. Thị trường sản phẩm liên quan:

Theo khoản 1 Điều 3 LCT 2004 quy định: “thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay

thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả”. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 116/ NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi

tiết thi hành một số điều của LCT 2004 thì xác định thị trường liên quan chính là việc xác định tính thay thế của sản phẩm. Khả năng thay thế cho nhau của các sản phẩm phản ánh mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau.

Căn cứ thứ nhất là tính chất của sản phẩm thể hiện thông qua mục đích sử dụng và đặc tính của sản phẩm. Theo đó các sản phẩm có thể thay thế cho nhau về mục đích sử dụng nếu chúng có mục đích sử dụng cơ bản giống nhau.

Căn cứ thứ hai là phản ứng của người tiêu dung khi có sự thay đổi giá cả của sản phẩm có liên quan. Theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 4 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, hàng hóa dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về giá nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại một khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụnng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 6 tháng liên tiếp.

Ngoài cách xác định nói trên, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định tại Nghị định 116 thì ta còn có thể căn cứ vào cấu trúc thị trường và tập quán của người tiêu dùng. Trong trường hợp này, việc xác định thị trường sản phẩm liên quan có thể xem xét thêm thị trường của những sản phẩm hỗ trợ cho sản phẩm liên quan. Khi đó, sản phẩm được coi là bổ trợ cho sản phẩm liên quan nếu giá của sản phẩm này tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm kia sẽ tăng hoặc giảm tương ứng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 LCT 2004 thì “thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những

hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận”

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 NĐ 116/ NĐ-CP thì ranh giới của khu vực địa lý được xác định theo căn cứ sau đây: a) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;

b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;

c) Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này;

d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này; đ) Rào cản gia nhập thị trường.

Xác định thị trường địa lý suy cho cùng là việc đi tìm kiếm những căn cứ để đánh giá tâm lý của người tiêu dùng có sẵn sàng chuyển thói quen mua sản phẩm ở một địa điểm nào đó sang mua sản phẩm tương tự ở địa điểm khác hay không. Do đó, ngoài việc phải xác định những địa điểm có khả năng nằm trong một khu vực thị trường địa lý, những người có trách nhiệm còn cần phải phân tích mọi yếu tố có thể tác động đến nhu cầu, tâm lý tiêu dùng của khách hàng như chi phí và thời gian đi lại giữa các địa điểm khác nhau…, và khả năng tham gia phân phối trong khu vực đó. Bởi khi thay đổi địa điểm mua sản phẩm từ địa điểm này sang địa điểm khác chỉ vì sự tăng giá của sản phẩm đang sử dụng, người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc xem các chi phí phát sinh, và thời gian phải bỏ ra cho việc đi lại là có lợi hơn so với sự tăng lên của giá cả hay không. Nếu họ chấp nhận được thì các địa điểm khác nhau đó được coi là cùng một khu vực mà các sản phẩm có thể thay thế cho nhau, và ngược lại. Theo Nghị định 116/2005/NĐ-CP, mức chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển giữa các địa điểm trong khu vực được suy đoán là người tiêu dùng chấp nhận nếu nó không làm giá bán lẻ sản phẩm tăng quá 10%. Do đó, nếu chi phí vận chuyển hoặc thời gian vận chuyển có thể làm giá bán lẻ tăng quá 10% thì việc thay đổi nhu cầu tiêu dùng sẽ không thể xảy ra.

Câu 1:

Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?

Cơ quan quản lý Cạnh tranh không điều tra đối với thị phần doanh nghiệp trong cạnh tranh ko lành mạnh? Bộ trưởng Bộ Công Thương là người duy nhất có thể giải quyết khiếu nại về cạnh tranh.

Phiên điều trần là Phiên toà.

So sánh thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ nguồn cung cấp hàng hoá và hành vi giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng?

Căn Cứ xác định thị phần và ý nghĩa trong Tố tụng CT? Câu 1:

Nhận định: Đúng.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Như vậy, trong vụ việc cạnh tranh liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan quản lý cạnh tranh, tức Cục quản lý cạnh tranh có thẩm quyền điều tra quy định tại điểm c, khoản 2, điều 49 LCT 2004 và điểm b, khoản 4, điều 2 Nghị định 06/2006/NĐ-CP đối với các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Nội dung điều tra chỉ cần chứng minh rằng bên bị điều tra đã hay đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà không cần phải xác định thị phần của bên bị điều tra theo khoản 2 điều 89 LCT 2004. Câu 2:

Nhận định: Sai

Khiếu nại về cạnh tranh bao gồm: khiếu nại vụ việc cạnh tranh và khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Đối với khiếu nại vụ việc cạnh tranh (điều 58 LCT), nếu vụ việc cạnh tranh liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh (khoản 11, điều 76 LCT); nếu vụ việc cạnh tranh liên quan đến hạn chế cạnh tranh thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Hội đồng xử lý cạnh tranh (khoản 2, điều 80 LCT).

Đối với khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (điều 107 LCT), nếu khiếu nại quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Hội đồng cạnh tranh (khoản 1, điều 107; điều 112 LCT); nếu khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh thì thẩm quyền thuộc Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương; khoản 2, điều 107; điều 113 LCT)

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương không phải là người duy nhất có thể giải quyết khiếu nại về cạnh tranh. Câu 3:

Nhận định: Sai

Trong toàn bộ quá trình tố tụng, xét xử đóng vai trò trung tâm, thể hiện đầy đủ nhất bản chất của hệ thống tư pháp của mỗi nhà nước, là giai đoạn quyết định tính đúng đắn, khách quan của việc giải quyết vụ án, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Trong xét xử, phiên tòa là giai đoạn có vai trò đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định trong giải quyết vụ án, thực hiện các nhiệm vụ, mục đích tố tụng đặt ra.

Phiên điều trần được Hội đồng xét xử quyết định mở để xem xét , quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu không có căn cứ để trả hồ sơ hay đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh. Phiên điều trần là một giai đoạn xử lý vụ việc (tài phán, xét xử) mà không bao gồm các hoạt động thụ lý, điều tra.

Như vậy, với bản chất là một cơ quan thuộc hành pháp, quyết định của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong phiên điều trần có hiệu lực như một quyết định hành chính khác với bản chất của Phiên tòa.

Câu 2: So sánh thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ nguồn cung cấp hàng hoá và hành vi giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng?

Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng

hóa, cung ứng dịch vụ.

Giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng

Cơ sở pháp lý Điều 15 NĐ116/2005/NĐ-CP K3 Điều 28 NĐ 116/2005/NĐ-

CP

Khái niệm Thoả thuận phân chia thị trường

tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định

Chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong một hoặc một số khu vực địa lý nhất định

Chỉ mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng được những điều kiện hợp lý và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra.

Bản chất Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Lam dụng vị trí thống lính, vị trí độc quyền nhằm hạn chế cạnh tranh

Chủ thể thực hiện Sự thống nhất cùng hành động giữa các chủ thể kinh doanh là đối thủ cạnh tranh của nhau.

Một doanh nghiệp có vị thế thống lĩnh hay có vị trí độc

quyền. Đối tượng của hành vi Các đối thủ cạnh tranh và các

đối thủ cạnh tranh tiềm năng Khách hàng Các hành vi + thống nhất phân chia thị

trương đầu vào hoặc đầu ra, theo đó mỗi doanh nghiệp chỉ được mua hoặc bán trong một khu vực địa lý hoặc nhóm khách hàng nhất định

+Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ.

Đây là thỏa thuận nhằm thống nhất số lượng hàng hóa, địa điểm mua bán hàng hóa, nhóm khách hàng với mỗi bên tham gia thỏa thuận.Thỏa thuân này xác định phạm vi thị trường của mỗi bên tham gia thỏa thuận và thông qua đó có thể xác lập vị thế độc quyền của từng bên tham gia thỏa thuận trên thị trường được phân chia, đem đến hậu quả triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường phân chia. +Thỏa thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đây là thỏa thuận phân chia thị trường nguyên liệu cho các bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa từ một hoặc một số nguồn cung nhất định. +tạo ra quyền lực thị trường cho doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trong khu vực mà mình được phân chia, trở thành độc quyền với phần mình được chia. + rành buộc doanh nghiệp tham gia thỏa thuận không được giao dịch với khách hàng trong phần được chỉ định là của DN tham gia thỏa thuận khác.

+ Chỉ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong một hoặc một số khu vực địa lý nhất định.

+ Chỉ mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng được điều kiện hợp lý và phù hợp tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra.

+ tự hạn chế khu vực bán hoặc nguồn mua không có lý do chính đáng

Mục đích Làm sai lệch hạn chế cạnh tranh

nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động độc lập của đối thủ cạnh tranh.

Tạo sự bất cân đối cung cầu. Nhằm đẩy giá cả hàng hóa lên cao hoặc dìm giá thu mua xuống thấp. Hành vi này tạo tiền đề cho doanh nghiệp bóc

loại bỏ sức ép của cạnh tranh hiện có, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được tùy ý thiết

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN LUẬT CẠNH TRANH (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w