Nhiều nhà cung cấp dịch vụđã bắt đầu triển khai các dịch vụ triple play trên DSL, trong đó IPTV là một thành phần dịch vụ quan trọng. Giải pháp phát triển dịch vụ là rất cần thiết để giữ chân khách hàng, phát triển thị trường chia sẻ và tăng lợi nhuận cho các dịch vụ quảng bá trên thị trường băng rộng đang cạnh tranh ngày càng dữ dội. Tuy nhiên mỗi dịch vụ trong nhóm dịch vụ triple play này (như IPTV, VoIP) lại có cơ cấu điều khiển dịch vụ, các hệ thống hỗ trợ tính cước và điều hành riêng của nó, điều này làm tăng sự phức tạp của toàn thể kiến trúc dịch vụ triple play. Hơn nữa, các nhà cung cấp dịch vụ cần phải phân biệt dịch vụ của mình với các nhà cung cấp dịch vụ khác có cùng nhóm dịch vụ. Trong luận văn này sẽ nghiên cứu về các nền tảng tương tác dịch vụ IPTV và IMS nhằm làm giảm độ phức tạp của mạng và mô hình kiến trúc của IPTV trên nền IMS.
Kiến trúc IPTV trên nền IMS có thể cung cấp các dịch vụ IPTV được điều khiển và xử lý bởi IMS và có thể chuyển tiếp độc lập các dịch vụ IPTV với mạng truyền tải IP bên dưới. Để tìm hiểu rõ hơn về kiến trúc này, trước hết ta tìm hiểu quá trình phát triển của IPTV theo hướng NGN.
1.3.3.1 Sự phát triển kiến trúc IPTV theo hướng NGN.
Sự phát triển này bao gồm một quá trình gồm bốn bước như trong Hình 2.
Hình 1. 10: Các bước phát triển chính của IPTV
- Kiến trúc non-NGN-based IPTV:
Kiến trúc non-NGN-based IPTV hiện đang được triển khai rộng rãi cho các dịch vụ IPTV trên thị trường. Có thể có sự tương tác giữa kiến trúc này với các
phân hệ NGN nhưng nhìn chung các dịch vụ IPTV trên IPTV middleware được sở hữu riêng đều sử dụng riêng một lớp ứng dụng và điều khiển dịch vụ.
- Kiến trúc IPTV dựa trên NGN non-IMS
Kiến trúc này cho phép khả năng tương tác và tương hỗ, thông qua các điểm tham chiếu., giữa các chức năng IPTV chuyên dụng (chẳng hạn, các chức năng điều khiển IPTV) và một số phần tử NGN sẵn có như các phần tửđiều khiển truyền tải của phân hệ điều khiển và cho phép tài nguyên (RACS) hay phân hệ gắn với mạng (NASS). Trong bước này, phân hệ IPTV chuyên dụng được sử dụng trong NGN để cung cấp tính năng IPTV yêu cầu (ví dụ, các chức năng giao giap tiếp client, hồ sơ NSD, điều khiển IPTV) và tích hợp các thành phần IPTV trong khung kiến trúc NGN.
- Kiến trúc IPTV dựa trên IMS-NGN
Định rõ các chức năng của IPTV trên phân hệ IMS và cho phép tái sử dụng tính năng IMS và các cơ chế thiết lập, điều khiển dịch vụ sử dụng giao thức SIP. - Kiến trúc hội tụ của non-IMS va IMS IPTV
Đây là kết hợp và hội tụ giữa hai kiến trúc IPTV dựa trên IMS và non-IMS trong một cấu hình chung để cung cấp các kiểu hội tụ của các dịch vụ IPTV.
So sánh đánh giá các loại kiến trúc:
Ở mỗi bước phát triển đều có thêm các chức năng cũng như đặc điểm hệ thống để cung cấp các giá trị mới cho các dịch vụ IPTV, chẳng hạn, tăng QoE (Quality of Experience) cho NSD đầu cuối để hội tụ TV với hệ thống viễn thông khác và các dịch vụ đa phương tiện tương tác. Các thuộc tính mới được giới thiệu nhanh gọn dễ hiểu cùng với chi phí vận hành giảm là những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống IPTV.
So với giải pháp IPTV sử dụng riêng biệt (loại 1), NGN-based IPTV (loại 2) đã chuẩn hoá chức năng phân phối phương tiện và điều khiển IPTV. Phân hệ NGN- based IPTV cho phép tích họp các user profile và các giao diện của NGN với các phân hệ RACS và NASS để thu được các thuộc tính mới và sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên mạng.
Sự phát triển lên kiến trúc IPTV dựa trên IMS-NGN (loại 3) và kiến trúc hội tụ của NGN IMS và non-IMS-IPTV dựa trên việc nhận định IMS như một nền tảng điều khiển dịch vụ đồng nhất làm tăng tầm quan trọng đối với các dịch vụ NGN trong tương lai. Tuy nhiên các dịch vụ NGN trong tương lai không chỉ dựa trên nền IMS. Vì vậy có thể thấy trước sự kết hợp và hội tụ IMS và non-IMS IPTV tới IPTV hội tụ trên nền NGN trong tương lai.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tôi tập trung nghiên cứu, và đi tìm hiểu chi tiết kiến trúc IPTV dựa trên IMS-NGN (loại 3).
1.3.3.2. Ưu điểm của kiển trúc IPTV trên IMS-NGN
IPTV dựa trên IMS-NGN có nhiều ưu điểm như hỗ trợ tính năng di động, tương hỗ với các dịch vụ NGN, cá nhân hoá dịch vụ, tương thích phương tiện và các dịch vụ di động như các dịch vụ quadruple-play.
Hơn nữa, với việc ứng dụng và tái sử dụng đặc tính IMS sẵn có để hỗ trợ các dịch vụ IPTV, có thể tối ưu hoá và tái sử dụng các đặc tính NGN về những vấn đề sau:
- Đăng ký và nhận thực người dùng tích hợp (ví dụ, báo phát sign-on đơn, nhận dạng người dùng đồng nhất)
- Quản lý thuê bao điện thoại của người dùng, tập trung hồ sơ người dùng, chính sách người dùng linh hoạt và cá nhân hoá dịch vụ.
- Quản lý phiên, định tuyến, khởi đầu dịch vụ (service trigger), đánh số. - Tương tác với các nhà cho phép dịch vụ (hiện diện, nhắn tin, quản lý nhóm…).
- Hỗ trợ Roam (chuyển vùng) và Nomadic (Lưu động). - Chất lượng dịch vụ (QoS) và điều khiển ngang hàng. - Ghi cước (billing) và tính cước đồng nhất.
Ngoài ra, IPTV dựa trên IMS-NGN còn cho phép tương thích giữa luồng dữ liệu IPTV với các tài nguyên mạng sẵn có và khả năng kết cuối người dùng.
Do vậy, người dùng có thể truy nhập dịch vụ IPTV không chỉ ở nhà mà cả khi di chuyển sử dụng một đầu cuối di đông. Do đó, IMS-NGN-based IPTV cũng cho phép hội tụ giữa cốđịnh và di động.
IPTV dựa trên IMS-NGN cũng cho phép điều khiển linh hoạt các dịch vụ IPTV nhờ việc điều khiển phiên sử dụng giao thức SIP. Chẳng hạn, một người dùng có thể sử dụng một đầu cuối IMS để điều khiển bộ ghi IPTV của nó từ xa. Việc chuyển giao các phiên IPTV tích cực (active) giữa các màn hình khác nhau, từ một laptop tới một thiết bị truyền hình cũng là một nhân tố thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ IPTV.
CHƯƠNG 2: PHÂN HỆ IMS VÀ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MỚI
TRONG MẠNG VIỄN THÔNG
Các thủ tục trong phần này được sử dụng để cung cấp các dịch vụ cho phân hệ đa phương tiện IP. Các thủ tục đó được diễn tả bằng lươc đồ văn bản các luồng thông tin. Là phương tiện để cho phép phân hệ IMS hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện IP.