- Tố Hữ u
TIẾNG HÁT CON TÀU
cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh với cảm hứng về sự hồi sinh của chính tâm hồn nhà thơ. Đó cũng là ngọn nguồn cho lòng biết ơn và gắn bó sâu sắc của Chế Lan Viên với cuộc đời với nhân dân và đất nước.
2.2. Hoàn cảnh sáng tác
- Sau 1954, kháng chiến thắng lợi, miền Bắc tiến lên CNXH
- Trong những năm 1958-1960, miền Bắc có phong trào vận động nhân dân ở miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Bắc
- Theo tiếng gọi của Đảng, nhiều văn nghệ sỹ cũng đi thâm nhập thực tế công cuộc lao động xây dựng đất nước, trong đó lên Tây Bắc có Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân, riêng Chế Lan Viên thời gian này chưa lên được Tây Bắc, ông đã thể hiện lòng mình qua Tiếng hát con tàu. Trong đó sự kiện kinh tế xã hội chỉ là điểm xuất phát cho những sáng tác để từ đó nhà thơ bày tỏ khát vọng được trở về với nhân dân, đất nước, với những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình trong kháng chiến, cũng là sự trở về với hiện thực cuộc sống, ngọn nguồn sáng tạo trong thi ca
2.3. Nhan đề - Tây Bắc:
+ Nơi sinh ra cuộc kháng chiến gian lao, phong trào lao động
+ Còn là biểu tượng cho những miền đất xa xôi của Tổ quốc, là hình ảnh sống động lớn của nhân dân đang chờ những bàn tay khai phá, xây dựng. Nói đến Tây Bắc là nói đến khai phá, xây dựng
+ Với nhà thơ: Tây Bắc còn là biểu tượng cho hiện thực cuộc sống rộng lớn, phong phú, ngọn nguồn sáng tạo của thi ca
- Con tàu mang khát vọng đi xa
- Tiếng hát: cảm xúc vui tươi, hứng khởi, say mê của nhà thơ, và lại xuất phát từ con tàu=> tiếng hát con tàu là tiếng hát của 1 tâm hồn khao khát được đi xa, khao khát với cuộc sống rộng lớn, xây dựng đất nước.