Quá trình truyền thông của L2TP được thực hiện dựa trên ba bộ phận: máy chủ truy cập mạng - NAS, bộ tập kết truy cập - LAC, và máy chủ mạng - LNS.
Hình 2.18. Các thành phần của L2TP 2.4.1.1. Máy chủ truy cập mạng - NAS
Máy chủ truy cập mạng NAS là thiết bị truy cập điểm-nối-điểm cung cấp dựa trên yêu cầu kết nối Internet đến người dùng quay số (thông qua PSTN hoặc ISDN) sử dụng kết nối PPP từ xa. NAS chịu trách nhiệm xác nhận người dùng từ xa ở phía nhà cung cấp dịch vụ mạng và xác định nếu có yêu cầu kết nối ảo. Giống như PPTP NAS, L2TP NAS được đặt tại phía nhà cung cấp dịch vụ mạng và hoạt động như
máy khách trong quá trình thiết lập đường hầm L2TP. NAS có thể chịu trách nhiệm và hỗ trợ đồng thời nhiều yêu cầu kết nối.
2.4.1.2. Bộ tập kết truy cập L2TP - LAC
Vai trò của LAC trong công nghệ tạo đường hầm L2TP là thiết lập một đường hầm thông qua một mạng công cộng (như PSTN, ISDN, hoặc Internet) đến LNS tại mạng đích. LAC có thể coi là điểm kết thúc kết nối vật lý giữa máy khách và LNS của mạng đích.
LAC thường được đặt tại phía nhà cung cấp dịch vụ mạng. Tuy nhiên, người dùng từ xa cũng có thể hoạt đông như LAC trong trường hợp tạo hầm L2TP bị động.
2.4.1.3. Máy chủ mạng L2TP - LNS
LNSs được đặt tại mạng đích. Do đó, chúng dùng để kết thúc kết nối L2TP ở mạng đích khi LAC kết thúc đường hầm từ máy khách. Khi một LNS nhận một yêu cầu cho một kết nối ảo từ một LAC, nó thiết lập một đường hầm và chứng thực người dùng, là người khởi tạo yêu cầu kết nối. Nếu LNS chấp nhận yêu cầu kết nối, nó sẽ tạo một giao diện ảo.