Rủi ro và biện pháp trong quy trình kiểm tra bộ chứng từ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ACB Chi nhánh Ông Ích Khiêm (Trang 33 - 37)

3.1. Rủi ro

Rủi ro thanh toán: Khi ngân hàng ACB đã kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và đã được công ty Huỳnh Lê đồng ý thanh toán. Nhưng sau đó, công ty Huỳnh Lê gặp rủi ro và không có khả năng thanh toán lại cho ngân hàng. Ngân hàng vừa tốn một khoảng tiền lớn, có thể gặp rủi ro không thể thanh lý lô hàng dẫn đến chi phí kho bãi .

Rủi ro nghiệp vụ: Nhân viên ngân hàng khi kiểm tra bộ chứng từ đã xảy ra sơ xuất, nhầm lẫn trong việc xem xét. Hoặc nhân viên không đủ chuyên môn, kinh nghiệm để phát hiện thủ thuật gian lận trong bộ chứng từ.

• Ví dụ: Trước đây Unilever từng nhập lô hàng sữa bột từ 1 công ty nước ngoài. Do chủ quan nên công ty không đề nghị ngân hàng xác nhận dùm công ty bên kia kinh doanh ra sao. Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ hoàn toàn bình thường. Công ty Unilever đồng ý thanh toán tiền hàng, nhưng sau 1 khoảng thời gian khá lâu mà vẫn không thấy hàng cập cảng. Công ty mới phát hiện khi biết bộ chứng từ mình nhận được là bộ chứng từ ma, công ty xuất khẩu kia không hề tồn tại. Đây chính là bài học trong việc phải có kinh nghiệm trong việc kiểm tra bộ chứng từ, khi mà các hành vi gian lận ngày càng tinh vi.

Rủi ro chủ quan: Một số nhân viên thẩm định còn chủ quan trong việc đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng đã nhiều lần hợp tác với ngân hàng.

• Ví dụ: Các doanh nghiệp hợp tác lâu năm với ngân hàng từ 7-8 năm trở lên thường được ngân hàng ưu ái nhằm giữ chân khách hàng. Trước đây khách hàng luôn trả tiền đúng hạn. Chính vì vậy mà việc doanh nghiệp yêu cầu mở thư tín dụng với mức ký quỹ thấp (khoảng 10%) là khá dễ dàng. Nhưng có những rủi ro mà không thể lường trước được. Do những trục trặc nào đó khiến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, hàng nhập khẩu thuộc dạng đặc biệt, khó có khả năng thanh lý. Khi đó ngân hàng phải chịu hoàn toàn tổn thất về mình.

3.2. Biện pháp

- Ngân hàng ACB buộc công ty Huỳnh Lê ký quỹ 100% giá trị của L/C.

- Yêu cầu chuyển 1/3 bộ chứng từ để kiểm tra trước.

- Bộ chứng từ phải rõ ràng, có giá trị pháp lý.

- Vận đơn phải do hãng tàu lập.

- Các giấy chứng nhận phải do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Ngân hàng ACB nên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ thanh toán ngắn hạn cho nhân viên, có những buổi tọa đạm trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, những bài kiểm tra nhỏ để đánh giá tay nghề nghiệp vụ của nhân viên từ đó ngân hàng sẽ nâng cao được tay nghề của đội ngũ nhân viên của ngân hàng tránh những sai sót không đáng có.

- Khi thẩm định nhà nhập khẩu không nên chỉ dựa vào mối quan hệ làm ăn trước đây mà nên xem xét thêm về khả năng trả nợ cũng như lợi nhuận của danh nghiệp, thị trường của danh nghiệp nếu như ngân hàng không bắt kí quỹ 100% giá trị L/C. Nếu có xảy ra sơ xuất doanh nghiệp không thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng có thể dễ dàng thanh lý hàng một cách dễ dàng hơn.

- Ngân hàng cũng nên xác minh xem bên nhà xuất khẩu có thật hay không , ngân hàng nhà xuất khẩu có tồn tại hay không để chắc rằng nhà nhập khẩu không bị lừa như thế có thể nâng cao danh tiếng của ngân hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho ngân hàng.

Kết luận

Với chính sách mở cửa, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng trở nên sôi động mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho các doanh nghiệp, những người trực tiếp tham gia và các đơn vị liên quan, trong đó có các ngân hàng. Hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đang là sự lựa chọn số một của các ngân hàng. Bởi những ưu điểm nổi trội của nó. Nhưng do điều kiện kinh tế đất nước cũng như hạn chế về ngành hành hải nên việc thanh toán bằng chứng từ tại một số ngân hàng tại Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, việc cải tiến phương thức thanh toán này sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển hoạt động kinh tế quốc tế nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng cũng như cho các doanh nghiệp trong nước, ACB luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đảm bảo quyền lợi cho hàng. ACB cũng đang từng bước khẳng định chổ đứng của mình trong nước cũng như quốc tế.

Trong quá trình thực hiện, nhóm chúng tôi đã hiểu được thế nào là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ; tìm hiểu được thực trạng thanh toán bằng L/C tại ngân hàng ACB và đưa ra một số giải pháp cho những rủi ro về thanh toán L/C.

Tài liệu tham khảo

- Quy định tác nghiệp Thanh toán thương mại – Bảo lãnh quốc tế của Ngân hàng TMCP Á Châu.

- Công cụ tiềm kiếm Google. - www.acb.com

- Sách Thanh toán quốc tế - tác giả Nguyễn Minh Kiều. - …

Nhận xét của giảng viên: ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ACB Chi nhánh Ông Ích Khiêm (Trang 33 - 37)