Các phương pháp xác định:

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ ĐƯỜNG Ô TÔ doc (Trang 29 - 32)

V. Đảm bảo tầm nhìn trên đường cong: 1 Khái niệm về tầm nhìn xe chạy:

b. Các phương pháp xác định:

Để đảm bảo tầm nhìn và xác định phạm vi dỡ bỏ chướng ngại vật cản trở có các phương pháp sau:

+Vẽ đường bao của tia nhìn :

-Trên bình đồ đường vòng vẽ với tỷ lệ lớn theo quỹ đạo xe chạy ,định điểm đầu điểm cuối những cung có chiều dài bằng S ,nối chúng lại với nhau bởi những đoạn

m i kv V S 10 ) ( 127 8 . 1 2 2 2 2       m i kv V S 10 ) ( 254 6 , 3 2 1     

thẳng ,vẽ đường bao của các đoạn thẳng ta có đường giới hạn nhìn từ đó xác định được vùng cản trở tầm nhìn phải dỡ bỏ ,gọt phá ta luy

+ Phương pháp hình học :

Dùng tính toán xác định phạm vi đảm bảo tầm nhìn khi biết bán kính đường cong độ dài cung tròn ,t ầm nhìn một chiều

* Khi chiều dài tầm nhìn S  K: chiều dài đoạn cung tròn: Khoảng dỡ bỏ được tính:

Z = R ( 1 - cos/2 ) Trong đó:

R: bán kính đường cong

S: tầm nhìn một chiều ( tra bảng) K: chiều dai cung tròn

: góc giới hạn bởi cung có chiều dài S  = S  1800/  R

* Khi chiều dài tầm nhìn S > K: chiều dài đường cong Khoảng dỡ bỏ được tính : Z = Z1 +Z2 Z1 =R  (1 -cos /2) Z2 = 1/2  (S -K)  sin /2 Z = R  (1 -cos /2) + 1/2  (S -K)  sin /2 : góc chuyển hướng. 4.Một số quy định về tầm nhìn:

-Khi thiết kế tầm nhìn không được nhỏ hơn trị số đã ưuy định. -Tầm nhìn tính toán tính từ mắt người lái xe có vị trí được quy định: + Cao 1,2m tính từ mặt phần xe chạy

+ Cách mép phần xe chạy bên phải là 1,5m

+ Vật chướng ngại được quy định có độ cao 0,1m trên mặt đường

-Phải có biện pháp đảm bảo tầm nhìn, trường hợp khó khăn có thể dùng các biện pháp tổ chức giao thông…

-Phải kiểm tra tầm nhìn ở nút giao thông ở các đường cong có bán kính nhỏ, các chướng ngại vật phải được dỡ bỏ để có h<0,3m so với tầm mắt người lái xe.

Bài 3: sự phối hợp giữa đoạn thảng và đoạn cong trên bình đồ I>Khái niệm:

Do ảnh hưởng của địa hình nên tuyến đường phải đổi hướng tại nhiều vị trí khác nhau, tại những vị trí đổi hướng được bố trí các đường cong tròn hay đường cong chuyển tiếp để xe chạy đảm bảo an toàn, thuận lợi cho nên việc phối hợp giữa đoạn thẳng và đoạn cong trên bình đồ là rất cần thiết nhằm tạo nên một tyuyến đường đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, hài hoà lượn đều trong không gian tạo nên một cảnh quan đẹp.

II> Các trường hợp cụ thể:

Hai đường cong cùng chiều có thể nối trực tiếp vơí nhau hoặc ở giữa có một đoạn thẳng chêm tuỳ theo điều kiện cụ thể:

-Nếu hai đường cong cùng chiều không có siêu cao hay có cùng một siêu cao thì có thể nối trực tiếp với nhau( đường cong ghép)

-Nếu hai đường cong cùng chiều nằm gần nhau mà chiềi dài đoạn thẳng giữa hai đường cong có hoặc không đủ đẻ bố trí đường cong chuỷên tiếp hoặc đoạn nối siêu cao ( m < L1+ L2 /2: m đoạn thẳng chêm; L1,L2 chiều dài đoạn nối siêu cao của đường cong 1&2) thì nên thay đổi bán kính để hai đường cong có cùng độ dốc siêu cao và độ mở rộng theo trị số lớn hơn. Tỷ số bán kính của đường cong lớn và bé không lớn hơn 1,5.

- Nếu vì điều kiện không cho phép ghép hai đường cong mà phải giữ đoạn chêm ngắn thì trên đoạn thẳng đó phải thiết kế mặt cắt ngang một mái .

-Nếu đoạn chêm đủ để bố trí đuường cong chuyển tiếp thì bố trí hai đoạn nối siêu cao, còn đoạn giũa làm trắc ngang hai mái nếu nó đủ dài

2> Nối tiếp hai đường cong ngược chiều :

-Hai đường cong ngược chiều có bán kính lớn không làm siêu cao thì có thể nối trực tiếp với nhau

-Nếu phải làm siêu cao thì chiều dai đoạn thẳng chêm phải đủ để bố trí làm hai đoạn đường cong chuyển tiếp hoặc nối siêu caovà nối mở rộngtheo điều kiện: m ≥ L1 +L2/2 hoặc m ≥ 2V ( V: km/h)

3>Sự phối hợp giữa đoạn thảng và đoạn cong:

- Chiều dài các đoạn thảng không dài quá 3km

- Sau các đoạn thảng dài không bố trí các đường cong có Rmin .Các đường cong tối thiểu phải bao hai bên bằng những đường cong tối thiểu thông thưòng.

- Khi góc chuyển hướng nhỏ phải thiết kế các đường cong nằm có bán kính lớn (Bảng 2-4)

Bài 4: phối hợp giữa tuyến đường và cảnh quan

Tuyến đường phải được phối hợp với các cảnh quan xung quanh theo những nguyên tắc sau:

+ Tuyến đường phải lợi dụng phong cảnh hai bên đường, đồi núi, mặt nước, ccác công trình kiến trúc ... để tạo cảnh quan cho đường.

+ Tuyến đường phải là công trình bổ sung cho cảnh quan xung quan, cần tránh việc tuyến đường cắt nát địa hình, không phù hợp với địa hình xung quanh...

+ Quá trình thiết kế cần khuyến khích kiểm tra bằng mô hình không gian ba chiều giữa các yếu tố của tuyến đường và cảnh quan xung quanh.

Chương 3:

thiết kế tuyến trên hình cắt dọc

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ ĐƯỜNG Ô TÔ doc (Trang 29 - 32)