0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phần cứng của (M-MGw Hardware)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MẠNG LÕI MOBILE CORE NETWORK CHO MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETNAMOBILE (Trang 54 -58 )

Hình 2-7 New M-MGw Hardware Details M-MGw Release R5.1.1.0 Cấu hình cơ bản BC3004 ET-MFG 4 ET-C41 12 ET-MC1 24  Cạc ET- C41

Cạc ET-C41 được sử dụng như là một điểm kết cuối chung chuyển (exchange terminal) dành cho chuyển mạch TDM. Cạc ET-C41 có 4 cổng STM-1/OC-3 được sử dụng cho các kết nối ra bên ngoài (tới BSC, RNC, POI). Cạc có 4 cổng quang dành cho các kết nối ra bên ngoài. Mỗi cổng chứa hai khe cắm quang (optical sockets) (Class 1 laser), một dành cho thu (RX) và một dành cho truyền (TX). Thêm vào đó các cổng quang của cạc cũng có hai Molex socket (A) và (B). Những cổng này được dùng khi cấu hình dự phòng MSP 1+1 được dùng, cái mà cung cấp giao diện STM-1 dự phòng để đề phòng khi có lỗi hardware. Link protection có thể được áp dụng giữa hai cạc hoặc trong cùng một cạc. Trong trường hợp sử dụng hai cạc, equipment protection cũng sẽ đuợc dùng.

 ET- MC1

Cạc ET-MC1 có 8 cổng điện (electrical port) dùng cho các kết nối sử dụng giao diện E1/T1. Cạc này cũng có thể được sử dụng dành cho các thiết bị kiểm tra, khôi phục lại sự đồng bộ từ một đường điện E1 và cũng có thể mang đuợc các đuờng báo hiệu tốc độ cao dự trên công nghệ ATM (ATM-based High Speed Signaling links).

 ET- MFG

Cạc ET-MFG là một kết cuối chung chuyển (exchange terminal) mà cho phép các kết nối IP trực tiếp tới một node M-MGw. Có hai cổng giao diện Gigabit Ethernet interface (1000 Base-T), được đặt ở mặt trước của cạc, những cổng này được sử dụng cho các kết nối ra bên ngoài. Những cổng này được đề cập đến như là những

Link 1 và Link 2, với Link 1 là cổng bên duới trên mặt trước của cạc. Thông thường Link 1 được cấu hình như là link sơ cấp (primary link), Link 2 được cấu hình như là link thứ cấp. Mặc dù nó hoàn tòan có thể được cấu hình theo cách ngược lại.

D 0 Tất cả các cạc ET-MFG trong mạng Vietnammobile sẽ có link 1 được định nghĩa là link sơ cấp và link 2 sẽ là link thứ cấp.

Trong những điều kiện hoạt động bình thường, Link sơ cấp đuợc kích họat và Link sơ cấp làm dự phòng. Cạc ET-MFG có thể được cấu hình để trong trường hợp bị lỗi xảy ra trên cạc sơ cấp thì sẽ tự động chuyển sang Link sơ cấp. Khi cấu hình theo cách này, ngay khi Link sơ cấp được sửa, không còn lỗi nữa, cạc ET-MFG sẽ tự động chuyển về để sử dụng nó.

Ta hoàn toàn có thể sử dụng Gigabit Ethernet cho tải lưu lượng IP và SIGTRAN. Các loại traffic sẽ được phân biệt bằng việc dùng sự đánh dấu VLAN (VLAN tagging) dữ theo chuẩn IEEE802.1q để tách chúng vào những VLAN tương ứng.

 GPB

Cạc GPB sẽ chạy những phần mềm để điều khiển node. Có hai ổ cắm cho cáp (2 socket for cables). Một được sử dụng cho cổng nối tiếp và một được dùng cho cổng Ethernet.

Cổng Fast Ethernet (10/100 Base-T) có thể được sử dụng cho OAM và SIGTRAN.

 TUB

Đuờng điện tham chiếu trên cạc Timing Unit Board (TUB) là một đầu vào đồng trục 75 Ohm với bộ kết nối SMA, được sử dụng cho việc đồng bộ. Tín hiệu đầu vào phải tuân thủ với tiêu chuẩn 2048 kHz G.703 mà vận chuyển một tần số tham chiếu phù hợp theo chuẩn ITU-T G.812 và G.813.

 MSB

Cạc MSB được sử dụng cho việc sử lý dữ liệu. Nó có thể được nạp vào các loại phần mềm khác nhau để hỗ trợ các tính năng media stream chẳng hạn như mã hóa thoại, xử lý tiếng vọng, nhận và gửi tone (tone sending/receiving), DTMF và các cuộc gọi nhiều bên cùng một lúc (multi-party call). Cạc này không có kết nối ra bên ngoài.

Kết luân:

Trong chương này đã trình bày về cơ sở lý thuyết khi tiến hành việc tính toán, thiết kế lên một mạng lõi của một mạng thông tin di động. Những lý thuyết này bao gồm lý thuyết về lưu lượng (Traffic theory), giới thiệu về hệ thống tổn hao (loss system), hệ thống trễ (Delay system), công thức Erlang thứ nhất (Erlang B), công thức Erlang thứ hai (Erlang C), các tham số đầu vào cần thiết cho việc tính toán một mạng Core. Đồng thời chương cũng giới thiệu sơ bộ về MSC-S và MGW của ERICSSON, những card quan trọng và chức năng của chúng. Những điều này sẽ là cơ sở cho những tính toán của chương 3

Chƣơng III

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

MẠNG LÕI (MOBILE CORE NETWORK)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MẠNG LÕI MOBILE CORE NETWORK CHO MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETNAMOBILE (Trang 54 -58 )

×