Việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sẽ giúp cung cấp lượng thông tin đầy đủ chính xác kịp thời cho việc tính toán hiệu quả của quá trình sản xuất, thi công công trình xây dựng hàng ngày, kỳ, quý, hoặc cả năm, giúp cho đơn vị kinh doanh thấy đây là điểm mạnh của đơn vị mình từ đó xác định được loại hình, kiểu dạng công trình phù hợp trong kinh doanh thầu khoán, trong đầu tư và ký kết hợp đồng sao cho có hiệu quả nhất, lợi nhất. Nó giúp cho nhà nước thực hiện được sự giám sát kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với nhà nước.
Tập hợp CPSX chung
PHầN B: Một số nhận xét và kết luận
Ngành xây lắp xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất công nghiệp có nhiều điểm riêng biệt không giống với các ngành sản xuất khác.Sản phẩm xây dựng rất đa dạng và phong phú chứ không đơn điệu như các ngành khác và sản phẩm xây dựng được thiết kế, lập dự toán trước khi tiến hành tổ chức thi công. Giá rị dự toán là giá bán của công trình và là căn cứ xác định giá thành dự toán:
Zdt = Gdt - LN định mức
Để có được giá trị dự toán thì người lập dự toán phải bóc tách ra từng khoản mục chi phí dựa trên thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của công trinh và kết hợp với giá định mức theo quy định của Nhà nước ban hành để tính ra giá trị dự toán theo thiết kế. Đây là căn cứ cơ bản để hai bên đi đến ký kết hợp đồng giao nhận thầu công trình.
Nhưng để công trình có chất lượng tốt thì cần phải thống nhất giữa khâu thiết kế và thi công. Khi thi công người giám sát thi công phải tuân thủ những gì mà bản thiết kế đưa ra, phải kiểm tra giám sát công nhân làm việc tránh tình trạng làm ẩu, ăn bớt vật liệu.
Chất lượng công trình luôn là vấn đề hàng đầu của chủ đầu tư. Nếu chất lượng công trình không đảm bảo dúng yêu cầu thiết kế và kỹ thuật thì người bị thiệt hại sẽ là chủ đầu tư. Chủ đầu tư sẽ bị thiệt hại về vật chất và bị thua lỗ. Về phía công ty thì bị mất uy tín với khách hàng.
Hiện nay trên thị trường hoạt động của ngành xây dựng đã mới xuất hiện hình thức đấu thầu. Đây là một hình thức mới có ở nước ta trong ngành xây dựng, nó có tác dụng rất tốt để lựa chọn ra được công ty chiến thắng là công ty có giá thành thấp nhất, kỹ thuật cao nhất, tiến độ thi công nhanh nhất. Tuy nhiên hình thức này cũng có những bất cập của nó, đôi khi hội đồng giao thầu do có sự thông đồng với nhà thầu nên đã giao thầu công trình cho những nhà thầu không đủ khả năng nhận thầu, hoặc đôi khi các công ty xây lắp của ta không có tiềm lực tài chính mạnh như các công ty nước ngoài nên khi bỏ thầu nhà thầu
nước ngoài thường bỏ thầu thấp nên ta không thể cạnh tranh được. Chính vì vậy nhà nước nên nghiên cứu lại cơ chế giao thầu để có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam có thể nhận những công trình lớn.
Ngành xây dựng còn có khó khăn về khâu bảo quản vật tư, tình trạng mất mát, hao hụt, hỏng hóc là không thể tránh khỏi bởi lẽ công trình tiến hành ngoài trời, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, tình hình an ninh trật tự tại khu vực xây dựng công trình, công tác vận chuyển bốc xếp cũng gây ra tình trạng đổ vỡ. Tất cả những yếu tố trên đều có thể gây ra những thiệt hại cho công trình. Hoặc đôi khi do thiếu
vốn cũng khiến cho công trình tạm ngừng cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Ví dụ công trình nhà hát tỉnh Hoà Bình do khi thi công đã không giám sát chặt chẽ, sử dụng những nguyên vật liệu có chất lượng kém dẫn đến khi khánh thành công trình cũng là lúc công trình bị sụp đổ gây thiệt hại lớn cho nhà nước.
Còn đối với những công trình đã xây dựng xong thì một vấn đề hết sức phức tạp là thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Nhiều công trình lớn như Dự án thuỷ điện Vĩnh Sơn, đường dây tải điện 500kv, công trình vô tuyến chuyển tiếp Hà Nội - TPHCM ... đến nay vẫn chưa làm được thủ tục phê duyệt quyết toán. Những công trình này đã hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng từ trước tháng 10.1994. Các công trình kể trên có thời gian xây dựng kéo dài ( thường trên 10 năm ) do khối lượng công trình lớn và rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lại trải qua nhiều thời kỳ thay đổi cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng. Chính vì vậy Bộ Tài chính nên kiến nghị với chính phủ về việc giao trách nhiệm cho ngành nào chịu trách nhiệm quản lý về thiết kế, kỹ thuật của các công trình của ngành đó để có thể thanh quyết toán nhanh cho các nhà thầu.
Trong ngành xây dựng cơ bản việc hạch toán tính đúng, tính đủ chi phí và tính giá thành sản phẩm là một công cụ sắc bén để quản lý, thực chất thì quá trình đầu tư xây dựng một công trình như trong ngành xây dựng cơ bản cũng là một quá trình kinh doanh, nhà đầu tư bỏ vốn để kinh doanh mong tìm kiếm lợi nhuận. Bằng công cụ kế toán tài chính, chủ đầu tư có thể theo dõi tiến trình đầu tư sinh lãi của công trình đến đâu, có biện pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời. Do đó, cần phải biết sử dụng và sử dụng một cách hiệu quả công cụ tài
chính kế toán, cụ thể là làm tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các đơn vị xây lắp thì mới có một công trình có chất lượng tốt , giá cả hợp lý, từ đó mới đưa lại uy tín và lợi nhuận cho các công ty xây lắp trong ngành xây dựng cơ bản. Ví dụ tổng Công ty Vinaconex là một đơn vị xây lắp rất có uy tín trên thương trường hiện nay do những công trình mà công ty nhận thầu đều đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công, gía cả hợp lý.
Ngành xây dựng cơ bản cũng như bất cứ một ngành sản xuất nào khác muốn có l ợi nhuận và giá thành cạnh tranh thì cần phải biết tiết kiệm chi phí sản xuất như : tránh để nguyên vật liệu hao hụt vượt định mức, quản lý và sử dụng nhân lực có hiệu quả tránh lãng phí.... Việc hạch toán chi phí sản xuất phải chính xác, trung thực. Có như vậy công việc sản xuất và kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
tài liệu tham khảo
Hạch toán kế toán Doanh nghiệp ( Ban hành theo qui định 1141 QĐ/TC – CĐKT của Bộ Tài Chính)
Giáo trình kế toán tài chính (khoa kế toán trường ĐHKTQD).
Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng (ban hành kèm theo NĐ số 117/CP ngày 20/10/1994)
Giáo trình tổ chức hạch toán - ĐHKTQD.
Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất (trường ĐHTCKT)
Mục lục
phần a: Đặc điểm kế toán của ngành xây lắp xây dựng cơ bản và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong các đơn vị xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp