Đánh giá chung về kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Thép Đồng Tâm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Thép Đồng Tâm (Trang 55 - 58)

- Lương cơ bản: 2.350.00 0đ

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

3.1. Đánh giá chung về kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Thép Đồng Tâm

thương mại Thép Đồng Tâm

Công ty TNHH TM Thép Đồng Tâm là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, hoạt động trong lĩnh vực thương mại với chức năng chủ yếu là tiêu thụ hàng hoá, đưa hàng hoá ra lưu thông và đến tay người tiêu dùng. Công ty luôn hoàn thành tốt chức năng kinh doanh của mình cũng như nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Trong điều kiện mở cửa của nền kinh tế thị trường, ban lãnh đạo công ty đã linh hoạt đưa ra nhiều biện pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó khăn và hoà nhập nhịp sống của công ty với nhịp sống của cơ chế thị trường. Công ty đã hiểu được “bán hàng là sức sống” nên trong công tác quản trị doanh nghiệp bộ phận kế toán của công ty đã đặc biệt quan tâm chú trọng tới công tác kế toán bán hàng.

Trong thời gian thực tập tại công ty, được tiếp xúc với bộ máy kế toán nói chung, phần hành kế toán bán hàng và kết quả bán hàng nói riêng, em xin nêu ra nhận xét về kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM Thép Đồng Tâm như sau:

3.1.1. Những ưu điểm

Thứ nhất: về tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung phù hợp với điều kiện kinh doanh của một doanh nghiệp mới được thành lập và hạch toán độc lập, đồng thời tạo điều kiện cho kế toán kiểm tra và giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Đội ngũ kế toán của phòng kế toán có trình độ cao, được phân công rõ ràng theo từng phần hành kế toán phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn, do đó công tác kế toán đạt hiệu quả cao và hạn chế nhiều sai sót.

Thứ hai: về hình thức kế toán, sổ kế toán, chứng từ kế toán

Trong điều kiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên và có giá trị lớn nên việc công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung là hoàn toàn hợp lý, giúp cho công tác quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.

Hệ thống sổ sách kế toán được công ty áp dụng đúng với các quy định tài chính hiện hành. Bộ chứng từ kế toán mà công ty sử dụng đúng theo biểu mẫu quy định, tổ chức luân chuyển hợp lý, nhanh chóng, kịp thời đảm bảo công tác kế toán thực hiện có hiệu quả.

Thứ ba: về hàng hoá

Công ty có nhiều biện pháp bảo quản, lưu trữ hàng hoá. Khi nhập kho hàng hoá, công ty kiểm tra chất lượng sản phẩm rất chặt chẽ đảm bảo xuất cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao. Kế toán đánh giá và phản ánh trị giá hàng nhập theo đúng các nguyên tắc kế toán và áp dụng linh hoạt tình hình thực tế tại công ty.

Thứ tư: về kế toán chi tiết hàng hoá

Công ty hạch toán chi tiết hàng hoá tại kho (cửa hàng) và phòng kế toán theo phương pháp thẻ song song. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo khả năng so sánh số liệu giữa kho và phòng kế toán được chính xác, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời.

Việc công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên rất phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty, đảm bảo cung cấp thường xuyên liên tục về tình hình nhập - xuất - tồn hàng hoá tại công ty phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý.

Thứ sáu: về kế toán bán hàng

Phòng kinh doanh và phòng kế toán cùng hoạt động ăn khớp với nhau, thường xuyên có sự kiểm tra đối chiếu số liệu đảm bảo quản lý hàng hoá một cách chặt chẽ, tránh mọi hao hụt, mất mát về mặt hiện vật. Từ đó đưa ra những quyết định về giá cả, chính sách bán hàng phù hợp với từng thời điểm của thị trường.

Thứ bảy: về các khoản giảm trừ doanh thu

Công ty đã hạn chế tới mức tối đa những khoản giảm trừ doanh thu không đáng có như: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Điều này thể hiện công ty đã làm tốt công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá trước khi đem bán.

Thứ tám: về tình hình theo dõi công nợ

Ngoài những khách hàng tức thời mua hàng với phương thức thanh toán trực tiếp, công ty còn lập danh sách theo dõi các bạn hàng thường xuyên, quen thuộc hợp tác làm ăn lâu dài với công ty. Số khách này chiếm phần lớn số lượng khách hàng của công ty, điều này đã đặt cho bộ phận kế toán của công ty trách nhiệm nặng nề là thường xuyên phải theo dõi, kiểm tra một lượng tài sản khá lớn của mình đang trong quy trình thanh toán. Công ty đã tìm ra và hoàn thiện các biện pháp thích hợp từ mềm dẻo đến cứng rắn để thu hồi nợ. Cơ chế bán hàng của công ty là cơ chế mở, luôn coi khách hàng là trung tâm, do đó khách hàng đến mua hàng được phục vụ nhanh chóng đảm bảo các thủ tục nhanh gọn, phù hợp với nền kinh tế thị trường.

3.1.2. Những mặt hạn chế

Thứ nhất: Công ty tính giá vốn hàng bán theo phương pháp thực tế đích danh, phương pháp này có hạn chế là phải theo dõi chi tiết từng lần nhập hàng với đơn giá nhập khác nhau. Trong khi, tình hình biến động hàng hoá tại đơn vị là thường xuyên, liên tục, khối lượng và giá trị rất lớn. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho kế toán trong việc theo dõi chính xác, đầy đủ từng lô hàng theo từng lẫn nhập.

Đồng thời cũng đặt ra vấn đề là nếu lô hàng nhập vào tháng 11 mà sang tháng 12, tháng 1 chưa tiêu thụ được mà sang tận tháng 2 mới tiêu thụ được vậy thì trong 3 tháng đó

hàng vẫn để ở trong kho mà khi xuất ra vẫn tính theo giá ban đầu thì doanh nghiệp sẽ không thu hồi được khoản chi phí kho bãi để hàng.

Thứ hai: Công ty áp dụng cả hình thức thanh toán trực tiếp và thanh toán trả chậm nhưng hiện nay trong công tác kế toán, công ty vẫn chưa thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Vì vậy khi có trường hợp không đòi được số nợ (khách hàng trốn nợ hoặc không có khả năng thanh toán nợ) thì việc phản ánh doanh thu bán hàng của công ty sẽ không được đảm bảo tính chính xác và hợp lý.

Thứ ba: Thị trường thép trên thế giới cũng như trong nước thời gian qua biến động mạnh theo chiều hướng xấu cộng thêm sự điều tiết của Nhà nước đã gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên công ty cũng không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, vì thế khi hàng hoá bị mất giá công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với thị trường bên ngoài (nhất là cạnh tranh về giá).

Thứ tư: Kế toán công ty chưa theo dõi kết quả bán hàng của từng mặt hàng, nên không phản ánh chính xác mặt hàng nào đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty, mặt hàng nào ít lợi nhuận hơn. Để từ đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại Thép Đồng Tâm (Trang 55 - 58)