Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 51
Hình 2-13: Quá trình đăng ký.
UE muốn sử dụng một dịch vụ trong IMS thì trước hết nó phải tìm được một P-CSCF (*) và đăng ký để đạt được kênh mang kết nối IP với P-CSCF đó. Trường hợp truy nhập GPRS, UE thực hiện thủ tục liên lạc với GPRS và thực hiện thủ tục PDP Context (Packet Data Protocol ** ) cho báo hiệu SIP. Sựđăng ký IMS gồm hai giai đoạn (phía trái hình 2-15 là giai đoạn đầu – chỉ cách mạng truy vấn UE, bên phải hình 2-15 chỉ ra giai đoạn 2 – cách UE phản hồi sự truy vấn đó và hoàn thành sựđăng ký).
Đầu tiên, UE gửi một yêu cầu SIP REGISTER đến P-CSCF (đã tìm được ở thủ tục tìm kiếm P-CSCF). Yêu cầu này chứa một nhận dạng cần được đăng ký và một tên miền thường trú (hoặc địa chỉ của I-CSCF). P-CSCF xử lý yêu cầu REGISTER và dùng tên miền thường trú đã cung cấp để có được địa chỉ IP của I-CSCF. I-CSCF đó sẽ liên lạc với HSS (nếu mạng có nhiều HSS thì các CSCF cần phải truy vấn SLF qua giao diện Cx và Dx để tìm ra HSS, xem lại – giao diện Cx, Dx) để tìm các khả năng cần thiết cho việc lựa chọn S-CSCF (vì I-CSCF không lưu giữ trạng thái đăng ký của user do đó, khi nhận được yêu cầu REGISTER, I-CSCF cần truy vấn HSS xem trạng thái đăng ký của user đồng thời xác định có tồn tại S-CSCF đã cấp cho user chưa – nếu chưa thì I- CSCF sẽ tìm một S-CSCF mới. Xem hình 2-14 và mục giao diện Cx. Đểđạt được địa chỉ của S-CSCF thì I-CSCF phải gửi LIR đến HSS, hình 2-14 ). Sau khi chọn được S- CSCF, I-CSCF chuyển tiếp yêu cầu REGISTER cho S-CSCF. S-CSCF sẽ nhận ra User
đó chưa được trao quyền và vì thế S-CSCF gọi dữ liệu nhận thực về User đó từ HSS (Hình 2-13 và mục giao diện Cx, Dx) và chấp vấn User bằng bản tin phản hồi 401 Unauthorized.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 52
Hình 2-14: I-CSCF tìm S-CSCF
Tiếp theo, UE sẽ phản hồi bằng cách gửi yêu cầu REGISTER khác đến P-CSCF. P- CSCF sẽ tìm ra I-CSCF và I-CSCF sẽ tìm ra S-CSCF. Cuối cùng S-CSCF kiểm tra phản hồi (REGISTER đó) của UE, nếu nó đúng với các mô tả thuộc tính User tải về từ
HSS thì S-CSCF sẽ chấp nhận đăng ký và phản hồi UE một bản tin 200 OK (đồng thời nó cũng thông báo với HSS về sự nhận thực và trao quyền này bằng bản tin SAR, xem giao diện Cx). Khi UE đăng ký thành công, nó có thể khởi tạo và nhận được các phiên. Trong thủ tục đăng ký, cả UE và P-CSCF sẽ nghiên cứu xem S-CSCF nào trong mạng sẽ phục vụ UE. Những phản hồi của UE sẽ giúp duy trì sự đăng ký. Nếu UE không Refresh sựđăng ký của nó thì S-CSCF sẽ tựđộng xóa đăng ký khi bộ timer đăng ký đã thực hiện được một chu kỳ đếm. Khi UE muốn thôi đăng ký với IMS, nó sẽ gửi một yêu cầu REGISTER chứa giá trị hạn cho timer đăng ký bằng không.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 53
(*) Dò tìm điểm vào mạng IMS P-CSCF – tức là UE cần có được địa chỉ IP của P- CSCF. Theo 3GPP thì có hai cơ chếđể đạt được địa chỉ IP này: thủ tục DHCP DNS (Dynamic Host Configuration Protocol's Domain Name System) và thủ tục GPRS.
Thủ tục GPRS (hình 2-16), UE đặt cờ yêu cầu địa chỉ P-CSCF trong yêu cầu kích hoạt PDP Context (hoặc trong yêu cầu kích hoạt PDP Context thứ cấp) và UE sẽ nhận được địa chỉ IP của P-CSCF trong bản tin phản hồi (hoặc các địa chỉ IP nếu có nhiều P-CSCF nhận được yêu cầu kích hoạt này) (3 GPP TS 24.008 để biết thêm cấu hình giao thức truyền thông tin yêu cầu này). Cơ chế mà GGSN lấy được địa chỉ IP của P-CSCF vẫn chưa được chuẩn hóa, nó không hoạt động đối với các GGSN tiền phiên bản 5.
Hình 2-16: Dò tìm P-CSCF bằng cơ chế GPRS.
Thủ tục DHCP DNS (hình 2-17), UE gửi một truy vấn DHCP đến mạng truy nhập kết nối IP (ví dụ GPRS). Theo RFC3319 và RFC3315, UE có thể yêu cầu một danh sách các tên miền SIP Server của các P-CSCF hoặc yêu cầu một danh sách các địa chỉ IPv6 SIP Server của các P-CSCF. Khi các tên miền được gửi lại UE, thì UE cần thực hiện truy vấn DNS (NAPTR/SRV) để tìm ra một địa chỉ IP của P-CSCF.
Hình 2-17: Dò tìm P-CSCF bằng cơ chế thông thường – DHCP DNS.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 54 Kích hoạt PDP Context sơ cấp - là thủ tục tạo kết nối logic theo QoS từ UE tới GGSN, được khởi tạo bởi UE để kích hoạt trạng thái quản lý phiên, từ đó UE sẽ nhận được địa chỉ IP và các tài nguyên vô tuyến. Sau khi kích hoạt PDP Context cơ sở, UE có thể gửi các gói IP qua môi trường vô tuyến.
Kích hoạt PDP Context thứ cấp cho phép thuê bao thiết lập PDP Context thứ cấp với cùng địa chỉ IP nhưđã đạt được từ kích hoạt PDP Context sơ cấp. Hai Context này có thể có các đặc tính QoS khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng mà có các yêu cầu QoS phù hợp.
Sửa đổi PDP Context là thủ tục mà UE, SGSN hoặc GGSN khởi tạo cho việc cập nhật PDP Context. Mạng truy nhập vô tuyến có thể yêu cầu thủ tục này ví dụ khi mất sóng với UE.
Vô hiệu PDP Context là thủ tục dùng để xóa kết nối logic giữa UE và GGSN. Nó có thểđược khởi tạo bởi UE, SGSN, HLR hoặc GGSN.