Tầng liên kết dữ liệu (DATA LINK)

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế hệ thống mạng máy tính dùng phần mềm mã nguồn mở (Trang 49 - 50)

5. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ MẠNG MÁY TÍNH

2.5.Tầng liên kết dữ liệu (DATA LINK)

2.5.1. Vai trò và chức năng của tầng liên kết dữ liệu

Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy thông qua các cơ chế đồng bộ hóa, kiểm sóat lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu. Tầng liên kết dữ liệu (data link layer) là tầng mà ở đó ý nghĩa được gán cho các bắt được truyền trên mạng. Tầng liên kết dữ liệu phải quy định được các dạng thức, kắch thước, địa chỉ máy gửi và nhận của mỗi gói tin được gửi đi. Nó phải

xác định cơ chế truy nhập thông tin trên mạng và phương tiện gửi mỗi gói tin sao

cho nó được đưa đến cho người nhận đã định. Tầng liên kết dữ liệu cũng cung cấp cách phát hiện và sửa lỗi cơ bản để đảm bảo cho dữ liệu nhận được giống hoàn toàn với dữ liệu gửi đi. Nếu một gói tin có lỗi không sửa được, tầng liên kết dữ liệu phải chỉ ra được cách thông báo cho nơi gửi biết gói tin đó có lỗi để nó gửi lại.

2.5.2. Các giao thức của tầng liên kết dữ liệu

Cũng giống như tầng Vật lý, có rất nhiều giao thức được xây dựng cho tầng này, gọi chung là các giao thức liên kết dữ liệu (Data Link Protcol- DLP). Cá DLP

được phân chia thành hai loại: đồng bộ và dị bộ. Trong đó, loại đồng bộ lại được

chia thành 2 nhóm là hướng ký tự và hướng bit (xem sơ đồ hình 2.2). Ớ DLP dị bộ:

Các DLP dị bộ sử dụng phương thức truyền dị bộ, tức là không cần có sự đồng bộ liên tục giữa người gửi và người nhận, Nó cho phép một đơn vị dữ liệu được truyền đi bất kỳ lúc nào mà không cần quan tâm đến các tắn hiệu đồng bộ trước đó. Ở giao thức loại này, các bắt đặc biệt START và STOP được dùng để tách các xâu bit biểu diễn các ký tự trong dòng dữ liệu được truyền đi. Các giao thức loại này thường được dùng trong các máy điện báo hoặc các máy tắnh trạm cuối tốc độ thấp. Phần lớn các máy PC sử dụng phương thức truyền dị bộ vì tónh đơn giản của nó.

Ớ DLP đồng bộ:

GVHD: TS Hoàng Mạnh Thắng

đơn giản là các cờ (flag) giữa ác kdữ liệu của người dùng để báo cho người nhận biết rằng dữ liệu Ộđang đếnỢ hay Ộđã đếnỢ. Các giao thức tầng liên kết dữ liệu đồng bộ gồm các giao thức hướng ký tự và các giao thức hướng bit. Các giao thức hướng ký

tự được xây dựng dựa trên các ký tự đặc biệt của một bộ mã chuẩn nào đó (như

ASCII hay EBCDIC), trong khi đó các giao thức hướng bit lại dùng các cấu trúc nhị phân (xâu bit) để xây dựng các phần tử của giao thức (đơn vị dữ liệu, các thủ tục) và khi nhận, dữ liệu sẽ được tiếp nhận lần lượt từng bit một. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn hai loại giao thức này.

2.5.3. Các giao thức hướng ký tự

Các giao thức loại này xuất hiện từ những năm 60 và đến nay nó vẫn được sử dụng. Chúng được dùng cho cả hai phương thức truyền dựa trên cách kết nối các máy tắnh, đó là phương thức "một điểm - một điểm" và phương thức "một điểm - nhiều điểm". Với phương thức "một điểm - một điểm" các đường truyền riêng biệt được thiết lâp để nối các cặp máy tắnh lại với nhau. Phương thức "một điểm - nhiều điểm " tất cả các máy phân chia chung một đường truyền vật lý.

2.5.4. Các giao thức hướng bit

Giao thức HDLC

HDLC hỗ trợ 3 chế độ trao đổi số liệu

− NRM (Normal Response Mode) = chế độ trả lời bình thường: được sử dụng ở cấu hình không cân đối, S chỉ phát khi có yêu cầu của P.

−ARM (Asynchronous Response Mode) = chế độ trả lời không đồng bộ:

được sử dụng ở cấu hình không cân đối, cho phép S phát không cần nhận được yêu cầu của P

− ABM (Asynchronous Balanced Mode) = chế độ trả lời không đồng bộ ở cấu hình cân đối; hầu như chỉ được sử dụng trong mạng kết nối point-to-point + full-duplex. Hai thiết bị trao đổi với nhau là bình đẳng về chức năng (P và S) Control - trường điều khiển: kết nối, truyền và kết thúc kết nối

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế hệ thống mạng máy tính dùng phần mềm mã nguồn mở (Trang 49 - 50)