Củng cố chức năng, tăng cường vai trò của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam (Trang 26 - 27)

Bên cạnh việc xây dựng bộ máy kiểm tra nội bộ tập trung như đã đề xuất ở trên. Các NHTMNN cần chú trọng nâng cao năng lực của bộ máy và hiệu quả của hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để có thể tự kiểm soát một cách có hiệu quả các loại rủi ro trong hoạt động, đặc biệt là rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động.

Điều kiện thực hiện nhóm giải pháp:

Bên cạnh sự chủ động và nỗ lực quyết tâm của bản thân các NHTMNN, để thực hiện được nhóm các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị, rất cần vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo ra các cơ chế, chính sách phù hợp, đặc biệt là các chính sách về tiền lương, nhân sự, quản trị…

Bên cạnh đó NHNN và các cơ quan quản lý cũng cần hòan thiện các quy định về kiểm tra giám sát, tăng cường yêu cầu minh bạch thông tin để một mặt tạo áp lực buộc các NHTM nói chung, các NHTMNN nói riêng phải đổi mới về quản trị, mặt khác tạo điều kiện để thị trường giám sát, điều chỉnh.

Lộ trình thực hiện nhóm giải pháp:

Ngoài các giải pháp mang tính thường xuyên, các giải pháp sau đây cần được các NHTMNN ưu tiên thực hiện ngay trong năm 2016: chuyển đổi mô hình tổ chức hướng theo khách hàng và chức năng; hòan thiện chức năng nhiệm vụ các đơn vị tại TSC và Chi nhánh, phân định rõ các nhóm chức năng; hoàn thiện cơ chế lương và đánh giá hiệu quả công việc; xây dựng bộ máy kiểm tra giám sát tập trung.

Trong các năm tiếp theo, các NHTMNN cần chú trọng xây dựng và hòan thiện các mô hình đo lường, tính tóan các loại rủi ro để có thể áp dụng quản trị rủi ro tuân thủ đầy đủ quy định của Basel II vào năm 2018.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam (Trang 26 - 27)