-T ối ưu mạng:

Một phần của tài liệu Quy hoạch vô tuyến w CDMA mạng 3g beeline khu vực thành phố hà nội (Trang 57)

3. 4 Quy hoạch:

3.5 -T ối ưu mạng:

chất lượng mạng tổng thể và đảm bảo tài nguyên của mạng được sử dụng một cách có hiệu quả.

Giai đoạn đầu của quá trình tối ưu là định nghĩa các chỉ thị hiệu năng chính. Chúng gồm các kết quả đo ở hệ thống quản lý mạng và số liệu đo thực tế để xác định chất lượng dịch vụ. Với sự giúp đỡ của hệ thống quản lý mạng ta có thể phân tích hiệu năng quá khứ, hiện tại và tương lai. Ta có thể phân tích hiệu năng của các thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến và các thông số của chúng bằng cách sử dụng các kết quả của chỉ thị hiệu năng chính.

Trong hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba việc tối ưu hóa mạng rất quan trọng vì mạng thế hệ thứ ba cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng. Điều chỉnh tự động phải cung cấp câu trả lời nhanh cho các điều khiển thay đổi lưu lượng trong mạng. Trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng mạng W-CDMA chỉ có một số thông số là được điều chỉnh tựđộng và vì thế cần phải duy trì quá trình tối ưu hóa của hệ thống.

3.6 - Kết luận chương

Quy hoạch mạng thông tin di động 3G W-CDMA là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ, hiệu quả kinh tế đối với nhà khai thác. Đây là việc khá phức tạp và sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố. Trong khuôn khổ chương này không thể trình bày hết các yếu tố mà chỉ đưa ra các vấn đề cốt lõi mang tính định hướng, gợi mở cho các nhà hoạch định khi quy hoạch mạng W-CDMA, trong đó quá trình định cỡ mạng được trình bày tương đối chi tiết bằng việc phân tích tính toán quỹ đường truyền vô tuyến để đưa ra được số trạm gốc, phạm vi phủ sóng của Node-B hay bán kính của cell. Việc phân tích dung lượng bao gồm việc đưa ra mô hình lưu lượng và cách chuyển đổi các loại dịch vụ khác nhau cũng như phương pháp tính dung lượng mạng vô tuyến. Và cuối cùng là đưa ra một chương trình tính toán để có thể quy hoạch mạng đưa ra các kết quả theo yêu cầu như: bán kính cell, số lượng Site, dung lượng mạng/Site..

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG MẠNG BEELINE VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI MẠNG UMTS 3G

4.1 - Tổng quan mạng Beeline

4.1.1 – Tình hình phát triển của Beeline năm 2010

Cùng hòa chung với sự tăng trưởng mạnh không ngừng của phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và thị trường viễn thông nói riêng, trong những năm qua mạng di động Beeline được thành lập ngày 8/7/2008 trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Viễn thông Di động Toàn cầu và Tập đoàn VimpelCom- Một trong những Tập đoàn Viễn thông hàng đầu ở Đông Âu và Trung Á, GTEL Mobile là công ty liên doanh chuyên cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên công nghệ GSM/EDGE. Sự ra đời của GTEL Mobile xuất phát từ thỏa thuận thành lập một liên doanh viễn thông tại Việt Nam được ký kết với tập đoàn VimpelCom vào cuối năm 2007. GTEL Mobile không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động vì mục đích kinh tếđơn thuần mà đây còn là sự kết hợp các nhân tố quốc tế nhằm mang lại trào lưu và phong cách truyền thông mới cho người dân ViệtNam. Để triển khai hệ thống mạng GSM, GTEL Mobile đã hợp tác với rất nhiều công ty viễn thông nổi tiếng. Trong đó, phải kểđến những công ty hàng đầu thế giới như: Alcatel Lucent, Ericsson, Huawei, Comverse, Avaya và IBM. GTEL Mobile sẽ sử dụng thương hiệu “Beeline VN” để ra mắt tại thị trường viễn thông Việt Nam. Mạng di động Beeline đã có nhiều phát triển vượt bậc đưa các dịch vụ viễn thông di động ứng dụng trên lãnh thổ Việt Nam cùng với Vinaphone, Mobile-Phone, Viettel… trở thành các mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn tại Việt Nam về quy mô phát triển thuê bao cũng như hạ tầng mạng: trong năm 2011 đã phát triển mới thêm 3.100.600 thuê bao, đầu tư mới hơn 2000 BTS để mở rộng vùng phủ sóng và sẵn sàng triển khai công nghệ EDGE, 2.000K thuê bao cho phần Core. Beeline cũng đã cung cấp thêm đầu số thứ 2 là 099 (01 đầu số hiện có là 0199). Đặc biệt với sự đóng góp rất lớn từ các đối tác như nhà cung cấp dịch vụ mạng tích hợp hàng đầu tại Nga và khu vực CIS. Gtel Mobile đã được cấp phép xây dựng, phát triển và khai thác mạng viễn thông di động và các dịch vụ giá trị gia tăng

sử dụng chuẩn GSM, băng tần 1.800 Mhz để phủ sóng cho toàn bộ 86 triệu dân số Việt Nam. Gtel Mobile cũng vừa được trao Kỷ niệm chương Rồng Vàng 2008 trong số 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với số vốn đầu tư trên 1 tỷ đô la Mỹ. Giải thưởng Rồng Vàng là giải thưởng hàng năm được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2010, tổng số thuê bao thực hiện đang hoạt động trên mạng của beeline lên con số gần 3,5 triệu thuê bao (chiếm 8,4% tổng thị phần so với các mạng còn lại), trên 3.000 BTS phủ sóng toàn bộ 50 tỉnh thành bao gồm: 5 thành phố chính: Hà Nội, Đã Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ. Và 45 tỉnh:

Miền Bắc: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc

Miền Trung: Bình Định, Dak Lak, Gia Lai, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị.

Miền Nam: An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Với nhiều loại hình dịch vụ cung cấp phong phú phù hợp với mọi đối tượng sử dụng: dịch vụ trả sau Beeline, dịch vụ điện thoại di động trả trước (Big & Kool, Bonus+, BigZero*, Big Save) và các dịch vụ gia tăng trên thuê bao di động (IR, GPRS/EDGE, SMS, WAP, MMS, Vina SyncML, Info 360, 2Friends, DataSafe, thanh toán qua ngân hàng Easy ToUp và VnToUp v.v..).

Mạng Beeline Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thuê bao trả sau 10.000 21.000 35.000 50.600 71.900 Thuê bao trả trước 951.786 1.382.210 2.560.310 3.160.100 4.059.500

Tổng 961.786 1.403.210 2.595.310 3.210.700 4.131.400

Thuê bao trả trước khóa 2 chiều vẫn giữ số trên mạng: 311.500 325.000

Thuê bao hoạt động trên mạng ( kể cả khóa 2 chiều): 702.200 800.900

Bảng 4-1 Minh họa phát triển thuê bao Beeline trong các năm 2008-2012

4.1.2 - Tình hình mạng lưới tính đến hết năm 2010

Sau khi hoàn thành các dự án phát triển mạng năm 2010, mạng Dịch vụ Viễn thông Beeline có quy mô như sau:

1. Phn chuyn mch:

- MSC/VLR: 10 tổng đài MSC_TDM với tổng dung lượng 6.500K. - MSC Transit/Gateway: 2 TSC_TDM với tổng dung lượng 42.000 Erl. - Hệ thống HLR với dung lượng 12.000K.

- Hệ thống chuyển tiếp báo hiệu:

+ STPI-HNI : điểm chuyển tiếp báo hiệu tại khu vực miền Bắc và miền Trung;

+ STPII-HCM: điểm chuyển tiếp báo hiệu tại khu vực miền Nam;

2. H thng mng PPS-IN:

- Hệ thống nạp dữ liệu thẻ voucher: 16.000K;

- Hệ thống SCP, SDP có dung lượng: 10.500K phần cứng, license phần mềm 10.500K. 3. Các h thng cung cp dch v: - Hệ thống SMSC : 9.728K BHSM - Hệ thống WAP : 10K - Hệ thống VMS : 50K hộp thư - Hệ thống MMS : 20K BHMM 4. H thng GPRS: - Hệ thống GPRS: 500K

+ GGSN Hà Nội : 500K + SGSN Hà Nội : 250K

+ SGSN Hồ Chí Minh : 250K

5. H thng IP/MPLS:

Hiện tại, hệ thống mạng IP/MPLS Core Network của Beeline phục vụ cho các Mobile Softswitch trong tương lai đang được triển khai lắp đặt tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Mạng IP/MPLS Core Network này sẽ cho phép kết nối các thiết bị Mobile Softswitch với nhau và cung cấp dịch vụ thoại trên nền giao thức IP, ngoài ra trục Backbone mới với băng thông rộng (các kết nối STM-1) này cũng cho phép kết nối các phần tử của hệ thống IP Contact Center phục vụ chăm sóc khách hàng mạng Beeline năm 2011. 6. Phn vô tuyến và vùng ph sóng: (Chỉ tính các trạm BTS phát sóng đến hết 2/2011) - Số BSC : 45 - Tổng số BTS: 3.535 7. H thng truyn dn cáp quang: - Hà Nội: vòng Ring cáp quang 10 Gbps - Hồ Chí Minh: vòng Ring cáp quang 10 Gbps - Đà Nẵng: vòng Ring cáp quang 1Gbps

8. Trung tâm khai thác và bo dưỡng mng:

Mạng Beeline hiện có 3 hệ thống quản lý khai thác và bảo dưỡng chính tại Hà Nội gồm có: OMC-R, OMC-S, OMC-G.

- OMC-R: Giám sát hệ thống mạng vô tuyến, bao gồm hệ thống OMC-R của Motorola, Alcatel, Ericsson, Siemens-Nokia, Huawei.

- OMC-S: Giám sát mạng chuyển mạch của Beeline, bao gồm hệ thống OMC-S của Nokia-Siemens và hệ thống OMC-S của Ericsson.

- OMC-G: Giám sát hệ thống GPRS của Nokia-Siemens.

9. Các tham s k thut chung ca h thng:

+ Lưu lượng chiếm kênh : 25 mErl/thuê bao + BHCA/thuê bao tại MSC : 1,5

+ BHCA/thuê bao tại PPS-IN : 1 - Các dịch vụ số liệu, gia tăng:

+ Tỷ lệ thuê bao SMS : 100% + BHSM/thuê bao : 0,3 - Handover/cuộc gọi : 1

- Lưu lượng GPRS giờ cao điểm : 10% lưu lượng mạng - GoS (BSC-MSC) : 0.01%.

- GoS (MSC-PSTN) : 0.01%. - GoS (MSC-MSC) : 0.01%. - GoS của kênh BSS : 2%.

- GoS của kênh báo hiệu : 0.01%.

- Chức năng SSP, tỉ lệ thuê bao SSP : 90% - Tỉ lệ cuộc gọi: + MOC : 35% + MTC : 45% + MMC : 20% 4.2 - Hiện trạng mạng vô tuyến 4.2.1 - Tổ chức mạng vô tuyến

- Mạng di động Beeline sử dụng công nghệ GSM, GPRS, EGDE. - Băng tần và độ rộng băng tần đang sử dụng

+ Băng tần số 1800MHz:

Đoạn băng tần phát của trạm gốc: 1865,0MHz ÷ 1880,0 MHz Đoạn băng tần thu của trạm gốc: 1770,0 MHz ÷ 1785,0 MHz - Qua hơn 2 năm khai thác, hệ thống vô tuyến (BSS) mạng Beeline do 3 nhà cung cấp thiết bị và đã được tối ưu hóa phân vùng phục vụ, cụ thể gồm: Alcatel, Ericsson, Huawei ngoài ra mạng Beeline còn sử dụng một số thiết bị của hãng khác như Motorola, Siemens-Nokia, ZTE.

- Phủ sóng tất cả các 50 thành phố, thị xã, thị trấn, các trục đường quốc lộ nối liền các khu kinh tế trọng điểm các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch quan trọng, các khu vực cửa khẩu, hải đảo quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng,

- Độ rộng phủ sóng 2G theo diện tích trên cơ sở hạ tầng của Beeline: Vùng phủ sóng 2G theo diện tích (tính theo km2) của từng Quận/Huyện chi tiết cơ bản như sau:

+ Tổng diện tích vùng phủ sóng 2G trên toàn quốc: 147.495 km2

+ Vùng phủ sóng 2G theo diện tích: 64,69 % 4.2.2 - Dung lượng mạng vô tuyến

Hệ thống vô tuyến mạng Beeline bao gồm 3 nhà khai thác và phân bổ tổng thể dung lượng cho các khu vực tỉnh, thành phố trên toàn quốc như sau (số lượng tính cho đến hết các dự án triển khai trong năm 2010):

BSC/PCU BTS Vùng thiết bị 2G hiện tại Khu vực BSC PCU Số BTS TRX Số Erlang TK TP Hà Nội 4 4 350 1.472 400.088 Alcatel 15 tỉnh miền Bắc 11 11 800 3.024 350.797 Alcatel 14 tỉnh miền Trung 5 5 365 1.675 300.740 Huawei 20 tỉnh Nam Trung

bộ 25 25 2.070 8.706 150.035

Tổng cộng 45 3.585 14.870 1.1201.660

Bảng 4-2 Thống kế mạng vô tuyến GSM Beeline

Những đặc điểm của hệ thống vô tuyến hiện tại trên mạng Beeline:

- Đến cuối năm 2010, Beeline đã thực hiện quy hoạch lắp đặt đồng bộ thiết bị hệ thống BSS tối ưu hóa mạng cho từng khu vực theo từng nhà cung cấp.

- Các trạm BTS thông thường có 3 TRX/BTS. Đối với các trạm trong thành phố/khu đông dân cư thông thường sử dụng các 8 TRX/BTS

- Có thể cung cấp được nhiều dạng dịch vụ hiện có trên mạng Beeline và các dịch vụ mới trên nền GPRS/EDGE, AMR, HR….

- Có khả năng nâng cấp lên công nghệ 3G theo định hướng phát triển mạng Beeline và phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thông tin di động trên thế giới.

4.3 - Hiện trạng mạng lõi và dịch vụ

4.3.1 - Cấu hình mạng lõi và dịch vụ hiện tại

Mạng lõi về cơ bản gồm: MSC/VLR, HLR, STP, PPS-IN, GPRS, SMS.... - Các nút mạng được nối với nhau thông qua truyền dẫn kênh cơ bản E1 (2 Mb/s). Một số nút hỗ trợ giao diện STM-1.

- Mỗi nút MSC/VLR phục vụ chuyển mạch cho một sốđịa bàn nhất định, khi đó các BSC phải kết nối trực tiếp về MSC thông qua các kênh E1.

- Lưu lượng mỗi nút mạng được transit/Gateway qua tổng đài Transit TSC tại các trung tâm. Và các TSC này sẽ kết nối với các mạng Beeline các khu vực, PSTN, mạng doanh nghiệp khác....

- Thiết bị mạng Core do nhiều nhà cung cấp khác nhau cho từng loại thiết bị: Ericsson, Huawei

4.3.2 - Dung lượng mạng lõi

Dung lượng, cấu hình, thiết bị hiện tại mạng lõi và dịch vụ của mạng Beeline được phân bổ theo bảng sau:

TỔNG THỂ DUNG LƯỢNG CÁC NODE MẠNG DUNG LƯỢNG NODE MẠNG SỐ LƯỢNG

PHẦN CỨNG PHẦN MỀM

MSC 10 6.500 K 6.500 K

TSC 2 42.000 Erl 42.000 Erl

STP 2 128 HSL, 4Port Eth 128 HSL, 4 Port Eth

HLR 2 4.000 K 4.000 K

GPRS 1 500K/250PDP 500K/250PDP

SMS 2 3.256 K 3.256 K

VMS 1 50 K 50 K

PPS-IN 1 10.500 K 10.500 K

Bảng 4-3 Dung lượng mạng lõi

- Các MSC sử dụng chuyển mạch kênh TDM. Việc đấu nối giữa các nút mạng sử dụng truyền dẫn TDM truyền thống, chi phí đầu tư cho kênh truyền dẫn lớn.

- Lưu lượng phát sinh giữa các thuê bao di động chủ yếu diễn ra trên cùng một khu vực địa lý (cùng 1 tỉnh), cấu hình kết nối, trong khi đó khối chuyển mạch và điều khiển tập trung tại trung tâm của vùng, sẽ dẫn đến phát sinh chi phí truyền dẫn đường dài rất lớn từ các trung tâm vùng đến các tỉnh.

- Việc mở rộng mạng gặp khó khăn và tốn kém: với cấu trúc như trên, mỗi khi tăng thêm MSC hoặc thêm BSC để nâng dung lượng mạng, cần phải tiến hành điều chỉnh lại hầu như tất cả các kết nối, di chuyển phần quản lí các nút mạng. Do phải tiến hành trên mạng đang hoạt động với số lượng khách hàng lớn, nên đây là công việc có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sự vận hành an toàn của hệ thống, rất tốn kém về mặt thời gian và chi phí thực hiện.

4.4 - Định hướng và kế hoạch triển khai mạng 3G 4.4.1 - Định hướng kinh doanh – thương mại 4.4.1 - Định hướng kinh doanh – thương mại

Sau hơn 3 năm hoạt động, Beeline đã thiết lập được một chỗđứng vững chắc trong thị trường viễn thông nội địa cho mạng GTEL cũng như tích luỹđược những kinh nghiệm cần thiết về quản lý, thị trường và công nghệ. Riêng đối với lĩnh vực dịch vụ nội dung số, Beeline đã cơ bản hoàn thiện được cơ chế, mô hình hợp tác kinh doanh với các đối tác cung cấp, sản xuất nội dung số. Đây chính là tiền đề không thể thiếu để có thể triển khai thương mại hoá các dịch vụ trên nền 3G một cách nhanh chóng và hiệu quả trong thời gian tới. Với sự phát triển không ngừng

Một phần của tài liệu Quy hoạch vô tuyến w CDMA mạng 3g beeline khu vực thành phố hà nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)