Thủ tục chuyển giao do khoảng cách và PBGT

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa tham số chuyển giao cho vùng phủ in building mạng vinaphone (Trang 65 - 69)

Loại thủ tục này thực hiện với các neighbor sau khi đã thỏa mãn tiêu chuẩn 1 và được gửi đi trong bản tin ho_rec. Tiêu chuẩn 2 được sử dụng như hệ số tỉ lệ với mỗi neighbor trong bản tin ho_rec.

Hình 3.29: Thủ tục chuyển giao khoảng cách

Loại bỏứng cử trên cơ sở: Pbgt(n) – ho_margin_rxlev> 0 num_ho_cand = 0 ? Bỏ qua Chuyển giao Gửi bản tin ho_rec với số lượng ứng cửđã xếp theo tiêu chuẩn 2

YES NO Tiến trình chuyển giao khoảng cách BTS/MS đã phát công suất tối đa? Loại bỏứng cử trên cơ sở: Pbgt(n) – ho_margin_rxlev> 0 Nếu vẫn còn ứng cử? Tham số ho_only_max_power = 1 ? (*) Tham số Pwr_handover_allowed = 1 ? Bỏ qua Chuyển giao Sắp xếp Neighbour:

Pbgt(n) – ho_margin_cell Pbgt(n) – ho_margin_rxlev Sắp xếp Neighbour: YES YES YES YES NO NO NO NO

- Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Nguyên - Người thực hiện: Đỗ Trần Tiến

+ Với chuyển giao PBGT, sau khi các neigbor không thỏa mãn tiêu chuẩn 2. Các neighbor còn lại được gửi đi trong bản tin ho_rec.

- Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Nguyên - Người thực hiện: Đỗ Trần Tiến Chương 4: Các thut toán chuyn giao Microcell

4.1 Các tình huống chuyển giao

Để phục vụ nhu cầu lưu lượng rất lớn trong khu vực có mật độ thuê bao cao chúng ta cần áp dụng hệ thống nhiều lớp bằng việc đưa thêm vào micro cell với bán kính phục vụ nhỏ. Theo thống kê, đối tượng cần phải phục vụ chủ yếu vẫn là các thuê bao có tốc độ di chuyển thấp tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải tính đến các thuê bao có tốc độ di chuyển nhanh. Trong khi đó bán kính phục vụ của micro cell là nhỏ và vùng phục vụ nằm trong macro cell nên cần phải quan tâm đến các yếu tố đảm bảo sao cho quá trình chuyển giao giữa các cell (cùng lớp hoặc khác lớp) thực sự có hiệu quả (không để xẩy ra tình huống chuyển giao ping pong giữa các cell hoặc suy giảm chất lượng nhanh chóng do MS di chuyển nhanh hay quặt qua góc phố mà không kịp chuyển giao sang cell khác có khả năng phục vụ tốt hơn)

Như vậy, sử dụng hệ thống đa lớp sẽ phải quan tâm đến vài chỉ tiêu cơ bản phục vụ việc hoạch định handover cho các tình huống sau:

+ Macro => macro: Đây là loại chuyển giao theo nguyên nhân cưỡng bức (imperative) hoặc quỹ công suất chuẩn.

+ Macro => micro: Khi môi trường chuyển giao đã được đánh giá tốt, để đảm bảo các cell micro cung cấp dịch vụ tốt tới các MS, mức thu của nó sẽ được đo lường và khi vượt quá một giá trị nhất định (rxlev_min) trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng thời gian trễ) và điều kiện PBGT được thỏa mãn thì MS được phép chuyển giao từ các cell macro vào micro.

Khoảng thời gian trễ cần đặt đủ lớn để đảm bảo rằng MS không phải đang di chuyển nhanh.

+ Micro => micro: có hai tình huống di chuyển của MS thông dụng nhất được sử dụng cho loại chuyển giao này là: trong tầm nhìn thẳng (Line of sight) và rẽ vào góc (Around the corner).

- Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Nguyên - Người thực hiện: Đỗ Trần Tiến

Trong tầm nhìn thẳng – thuật toán kết hợp một bộ định thời trễ để hạn chế tốc độ chuyển giao (chuyển giao liên tục giữa hai cell – ping-pong) và để ép các MS đang chuyển động nhanh chuyển sang các cell macro trước khi chất lượng dịch vụ suy giảm. Bắt nguồn từ việc các cell micro có bán kính nhỏ và khi MS di chuyển đến mép cell sẽ phải chịu nhiễu và dễ phát sinh chuyển giao, trong khoảng thời gian ngắn, số lượng chuyển giao phát sinh quá nhiều sẽ gây ra tải nặng với hoạt động xử lý của hệ thống.

Rẽ vào góc – Theo tình huống này, mức thu của tín hiệu sẽ được giám sát và handover bị ngăn chặn đến các neighbor là micro cell khác trừ khi mức thu của server cell hiện tại thấp hơn ngưỡng nào đó. Điều này rất hữu ích với khi MS ở ngã tư đường phố, vì mức thu có thể giảm nhanh chóng nếu MS đi khuất vào góc.

+ Micro => Macro: trong tình huống này, cuộc gọi cần phải đuợc giữ đủ lâu trong các cell micro, điều này loại bỏ triệt để các điều kiện PBGT làm khởi phát chuyển giao sang lớp macro. Tuy nhiên PBGT vẫn được tính toán cho mục đích sắp xếp các neighbor ứng cử vì lý do chuyển giao cưỡng bức như RxQual hay RxLev.

Đáp ứng hệ thống phụ thuộc vào tốc độ của MS. Nếu MS đi chuyển đủ chậm thì micro cell sẽ phục vụ cuộc gọi, nhưng nếu tốc độ tăng thì MS sẽ được chuyển sang macro cell. Ví dụ: khi ôtô dừng lại trước đèn đỏ thì MS sẽ được phục vụ bởi micro cell. Sau khi chuyển sang đèn xanh ô tô sẽ di chuyển rất nhanh, lúc này bộ định thời của seving cell sẽ ngăn không cho MS bị chuyển giao sang một micro cell khác mà sẽ bị cưỡng bức chuyển giao sang lớp macro cell.

Một lý do khác để MS cần chuyển lên cell macro là khi micro cell không đáp ứng về mặt dung lượng và các thủ tục giải tỏa tắc nghẽn (congestion relief và direct retry) được kích hoạt thì macro cell được dùng để phục vụ các cuộc gọi bị nghẽn.

- Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Nguyên - Người thực hiện: Đỗ Trần Tiến

Hình 4.1: Chuyển giao giữa các lớp

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa tham số chuyển giao cho vùng phủ in building mạng vinaphone (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)