Những trường hợp phản đối bảo lưu.

Một phần của tài liệu Bảo lưu điều ước quốc tế và vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế ở VN (Trang 29 - 32)

Vào ngày 29/2/1984 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản đối bảo lưu việc phê chuẩn Công ước quốc tế của cái gọi là "Kampuchea Dân chủ" - một chế độ diệt chủng bị lật đổ bởi những người Kampuchea kể từ 07 tháng 1 1979.

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho rằng chỉ có Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Campuchia,là đại diện chính thức và hợp pháp duy nhất của nhân dân Cam Bốt, được trao quyền hành động thay mặt mình ký, phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế .

Hơn nữa, việc phê chuẩn Công ước của một chế độ diệt chủng, mà tàn sát hơn 3 triệu người Cam Bốt vi phạm các tiêu chuẩn cơ bản của đạo đức và pháp luật quốc tế về quyền con người.

2.3. Những định hướng tương lai của VN về vấn đề bảo lưu.

Bảo lưu điều ước Quốc tế có vai trò hết sức quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia thực hiện điều ước một cách tốt nhất. Cũng chính vì vậy, Việt Nam đã vận dụng rất tốt việc bảo lưu để có thể tham gia các điều ước quốc tế quan trọng khác nhưng vẫn đảm bảo được sự nhất quán trong hệ thống pháp luật cũng như tư tưởng lãnh đạo, chính sách của nhà nước.

Để hoàn thiện hơn việc tham gia kí kết thực hiện các điều ước quốc tế ở Việt Nam, nhóm xin đưa ra một số kiến nghị đề xuất về vấn đề bảo lưu trong các điều ước quốc tế Việt Nam sắp tham gia ký kết trong thời gian săp tới.

Thứ nhất, Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10-12-1984, có hiệu lực thi hành ngày 26-6-1987 và hiện có 155 quốc gia thành viên, 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công ước, trong đó có Việt Nam.

Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, Công ước chống tra tấn là điều ước quốc tế về quyền con người nên phải được trình Quốc hội phê chuẩn. Điều 25 Công ước chống tra tấn cũng quy định Công ước phải được phê chuẩn. Như vậy, việc phê chuẩn Công ước là bước hoàn thành thủ tục để Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Công ước chống tra tấn theo quy định tại Điều 25 của Công ước và theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng trình bày cho rằng các nội dung của Công ước chống tra tấn về cơ bản phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013, hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền con người nói chung và về chống tra tấn nói riêng. Để chuẩn bị cho việc gia nhập Công ước, Bộ Công an đã thành lập Ban nghiên cứu để tổ chức rà soát công phu nhằm đánh giá sự

tương thích giữa các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước chống tra tấn, từ đó đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan.

Ủy ban Đối ngoại nhận thấy, Công ước không có nội dung trái với pháp luật do Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội ban hành; Công ước có một số nội dung chưa được quy định trong văn bản pháp luật Việt Nam. Cụ thể, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về tội danh tra tấn như tại Điều 1 Công ước; chưa có quy định về từ chối dẫn độ đối với người có nguy cơ bị tra tấn, chưa quy định cụ thể việc bồi thường tổn thất cho nạn nhân bị tra tấn... Các nội dung này đã được Chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung vào Bộ luật hình sự (sửa đổi) và Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).

Ủy ban Đối ngoại cũng nhất trí với đề xuất của Chính phủ không áp dụng trực tiếp quy định của Công ước chống tra tấn tại Việt Nam, bảo lưu quy định tại Điều 20 của Công ước liên quan đến thẩm quyền của Ủy ban chống tra tấn và Khoản 1 Điều 30 về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng Công ước.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ phải tiếp tục hoàn thiện quy định về các tội danh liên quan đến tra tấn trong Bộ luật hình sự phù hợp với định nghĩa tra tấn quy định tại Công ước và các quy định trong tố tụng hình sự về bồi thường những tổn thất về tinh thần của nạn nhân bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người.

Thứ hai, trong công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật mà Việt Nam sắp kí kết trong thời gian tới, đây là một trong những điều ước quốc tế quan trọng của Liên hợp quốc về nhân quyền.

Công ước đề cập đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật cũng như nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thúc đẩy thực hiện các quyền này. Về vấn đề bảo lưu Công ước, nhóm em đông ý với đa số ý kiến nhất trí với đề xuất là Việt Nam không bảo lưu điều khoản nào trong nội dung của Công ước vì các quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam về cơ bản có thể đáp ứng được các yêu cầu của Công ước. Bên cạnh đó, Công ước cũng không có quy định nào ràng buộc về thời điểm phải

thực hiện được toàn bộ các cam kết cũng như kế hoạch, chính sách mà quốc gia thành viên đã đề ra.

Xét ở một khía cạnh khác, nếu một số nội dung của Công ước chưa được quy định đầy đủ trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số nội dung quy định của Công ước không trái nhưng khác với quy định của pháp luật nước ta do hướng tiếp cận khác nhau. Bên cạnh đó, Công ước cũng không có quy định nào ràng buộc về thời điểm phải thực hiện được toàn bộ các cam kết cũng như kế hoạch, chính sách mà quốc gia thành viên đã đề ra. Trường họp này thì ta không nhất thiết phải bảo lưu các điều ước quốc tế đó.

Bên cạnh việc bảo lưu thì hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải được nội luật hóa hoàn thiện phù hợp với các điều ước Quốc tế, và các điều ước quốc tế ta đã bảo lưu.

- Đối với các nội dung của Công ước chưa được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung một số quy định trong văn bản pháp luật trong nước nhằm nội luật hóa các nội dung của Công ước.

- Để triển khai thực hiện Công ước sau khi được Quốc hội phê chuẩn, các đại biểu đề nghị Chính phủ rà soát sự tương thích giữa nội dung của Công ước với hệ thống pháp luật trong nước

- Căn cứ điều kiện Việt Nam, Chính phủ cần xây dựng lộ trình thực hiện Công ước với các yêu cầu, mục tiêu, chính sách cụ thể cho từng giai đoạn...

Một phần của tài liệu Bảo lưu điều ước quốc tế và vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế ở VN (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w