THỰC TẬP Các thiết bị cần thiết:

Một phần của tài liệu Bài thực tập chuyên đề điều chế tương tự (Trang 34 - 37)

Các thiết bị cần thiết: + Modul T10A-T10B + Nguồn 1 chiều +/- 12V + Dao động ký + Tần kế 3.3.1 Bộ lọc gốm

Bộ lọc gốm trên modul T10B có các đặc tính chính sau:

+ Tần số trung tâm : 455kHz

+ Băng thông tại -3dB : 4.5kHz ±1kHz

+ Trở kháng vào và trở kháng ra : 3k Ω

+ Điện dung kết nối : 56pF

Đường cong đáp ứng

Đường cong đáp ứng (đáp ứng tần số) của một tứ cực thông thường được xác định bằng cách thay đổi tần số tín hiệu vào và đo các biên độ đầu ra tương ứng. Độ suy hao của tứ cực đo ở các tần số khác nhau là:

A=Vo/Vi

Trong thang decibel: AdB = 20.log(Vo/Vi)

Độ suy hao biến thiên như một hàm của tần số xác định đap ứng tần số của tứ cực. 1. Thực hiện kết nối modul T10A và T10B theo hình 3.11. Cấp nguồn một chiều

và thực hiện các thiết lập sau:

+ VCO1: bật lên 500kHz, LEVEL khoảng 2V, FREQ khoảng 450kHz + Bộ lọc gốm: RV ở mức cao nhất (Vặn theo chiều kim đồng hồ) + Máy phát SWEEP: DEPTH ở mức nhỏ nhất

+ Dao động kí đặt chếđộ X-Y (trục X đặt 0.5V/div, trục Y 200mV/div)

2. Nối trục X của dao động kí tới điểm X AXIS của máy phát SWEEP. Nối trục Y của dao động ký tới lối ra của bộ lọc gốm.

3. Điều chỉnh tần số trung tâm của VCO1 và biên độ của máy phát SWEEP (DEPTH) để thu được một đường cong trên dao động ký giống như hình 3.12

Hình 3.11

4. Thay đổi điện dung kết nối và kiểm tra 3 điều kiện sau: đường cong đáp ứng hẹp hơn (CV<56pF), đường cong đáp ứng bằng phẳng (CV=56pF), đường cong có hai đỉnh cộng hưởng (CV>56pF)

5. Thay đổi trở kháng RV và kiểm tra để thấy rằng tần số trung tâm của bộ lọc bị thay đổi một chút. Khi RV giảm bớt thì lối ra cũng giảm bớt.

Vẽ đáp ứng tần số bằng cách xác định từng điểm

6. Đưa tín hiệu vào ở 455kHz, tương ứng với tần số trung tâm của bộ lọc.

7. Đo biên độđỉnh-đỉnh của lối vào và lối ra ta thu được Vi và Vo. Độ suy hao của bộ lọc tại tần số 455kHz được xác định bằng: A=Vo/Vi, trong thang decibel là AdB = 20log(Vo/Vi).

8. Lặp lại phần 7 với các tần số cách nhau 1kHz, trong khoảng 445kHz đến 465kHz, tính các AdB tương ứng với các tần số này và lập bảng như hình 3.13. 9. Sử dụng dữ liệu trong bảng, vẽ đồ thị với trục Y là AdB, trục x là tần số. Đó

chính là đường cong đáp ứng tần số của bộ lọc, tương tự như hình 3.14 10. Ước lượng băng thông B của bộ lọc:

B=f2-f1

Với tần số f2 và f1 tương ứng với các tấn số cao nhất và thấp nhất có AdB là 3dB (hình 3.14). Băng thông tìm được sẽ vào khoảng 3-4kHz.

Một phần của tài liệu Bài thực tập chuyên đề điều chế tương tự (Trang 34 - 37)