MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bàn về hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên trong các doanh nghiệp SX pptx (Trang 30 - 35)

PHƯƠNG PHÁP KKTX Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp sản xuất.

Như trên em đã trình bày một số tồn tại, trên quan điểm cá nhân, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp hiện nay.

Các yêu cầu của kế toán chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp:

-Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu và quản lý nói chung, trình độ năng lực của kế toán nói riêng.

-Tổ chức kế toán chi phí sản xuất phải đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng kịp thời phục vụ cho quản trị.

-Tổ chức kế toán chi phí sản xuất phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

a. Xây dựng hệ thống kế toán chi phí sản xuất linh hoạt.

Hiện nay, trong mỗi hệ thống kế toán quốc gia của các nước tiên tiến có nền kinh tế thị trường trên thế giới, kế toán cùng lúc tồn tại ba hệ thống kế toán chi phí sản xuất khác nhau: Đó là kế toán chi phí thực tế, kế toán chi phí thông dụng và kế

toán chi phí định mức. Tính chất linh hoạt của ba hệ thống kế toán chi phí sản xuất

thể hiện:

-Hệ thống kế toán chi phí thực tế luôn luôn chính xác và phù hợp cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế vào cuối kỳ.

-Hệ thông kế toán thông dụng phù hợp với loại hình doanh nghiệp muốn có thông tin giá thành sản phẩm ở bất kỳ thời điểm nào, đến cuối kỳ nhân viên kế toán tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất và tính được giá thành thực tế, từ đó điều chỉnh giá thành cho đúng. Điều này giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề cơ bản là có được thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở bất kỳ thời điểm nào để ra quyết định kinh doanh kịp thời, vì vậy kế toán không thể đợi đến cuối kỳ mới đưa ra thông tin chi phí này được.

-Hệ thống kế toán chi phí sản xuất định mức phù hợp với loại hình doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, có định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến chính xác và nguồn cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên ít biến động. Giá thành định mức là thông tin chuẩn nhằm phát hiện nhanh sự thay đổi định mức và các khoản chênh lệch so với định mức, đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, từ đó nhà quản lý có cơ sở xác định đúng nguyên nhân để giải quyết kịp thời. Đến cuối kỳ kế toán xử lý các khoản biến động chi phí thực tế so với định mức để tính đúng và tính đủ vào giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất định mức là một loại hình kế toán tiên tiến thể hiên qua việc áp dụng các định mức chi phí đầu vào làm cơ sở tính toán và kiểm soát chi phí sản xuất.

Liên hệ với kế toán chi phí của Việt Nam hiện nay thì chỉ có duy nhất hệ thống kế toán chi phí thực tế, vì vậy cuối kỳ mới tính được giá thành sản phẩm.

Hệ thống kế toán hàng tồn kho ở nước ta có hai phương pháp: KKDK và KKTX. Đối với phương pháp KKTX thì mọi sự biên động tăng giảm chi phí đều phải hạch toán kịp thời, thường xuyên chứ không đợi đến cuối kỳ, mà theo chế độ kế toán hiện hành thì TK 154 – CPSX KD dở dang hạch toán theo phương pháp KKTX nhưng chỉ đến cuối kỳ mới được phép tập hợp chi phí và tính giá thành phẩm nhập kho, điều này không phù hợp với nội dung của phương của phương pháp hạch toán. Do vậy cần phải mở rộng thời điểm điểm hạch toán cho TK này bằng cách bổ sung thêm hệ thống kế toán thông dụng và định mức.

b. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán phục vụ cho cống tác kế toán chi phí.

Trên cơ sở hệ thống tài khoản của kế toán của kế toán tài chính cần xây dựng một hệ thống tài khoản chi phí chi tiết để tập hợp, xử lý cà cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị nội bộ một cách có hệ thống và khoa học. Ví dụ tài khoản 621- chi phí vật liệu trực tiếp được mở như sau:

6211: Chi phí vật liệu trực tiếp px1

6211 01: Chi phí vật liệu trực tiếp cho SPA ... Tương tự như vậy đối với tài khoản 627, 622.

c. Cải tiến và hoàn thiện phương pháp xác định và phân bổ chi phí.

- Trước hết phải tổ chức xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các định mức chi phí mang tính tiên tiến để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm tra và đánh giá qúa trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi có định mức chi phí cần phải lập dự toán chi phí sản xuất như: dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

-Lựa chọn và hoàn thiện các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho phù hợp với nội dung chi phí cần phân bổ.

Đánh giá hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý tạo điều kiện cho công tác tính giá thành sản phẩm được chính xác từ đó đưa công tác định giá bán sản phẩm trong khâu bán hàng và các quyết định về quản lý.

KẾT LUẬN

Để quản lý có hiệu quả một doanh nghiệp hay một công ty, các nhà quản lý phải nắm vững được khâu kế toán. Nhờ những số liệu kế toán họ có thể thấy rõ được thực chất của quá trình kinh doanh đang diễn ra và từ đó đề ra những quyết định quản lý đúng đắn.

Kế toán tổng hợp chi phí và giá thành sản phẩm là một vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tế cao. Để cho kế toán phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh tế thông qua phản ánh và giám sát một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản, tiền vốn của Công ty ở mọi khâu của quá trình tái sản xuất nhằm cung cấp các thông tin chính xác và hợp lý phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó hoàn thiện công tác kế toán của công ty là một tất yếu.

Tài liệu tham khảo

1. Hệ thống chuẩn mực kế toán và các sơ đồ kế toán hướng dẫn thực hiện ( thực hiện từ 30/03/2005) Sưu tầm và biên soạn : Lương Đức Cường – Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội 2005

2. Chế độ kế toán doanh nghiệ: Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006) Của bộ tài chính

3. Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT Ban hành ngày 1/11/1995 Của Bộ trưởng Bộ tài chính

4. Tạp chí kế toán 05-2005 5. Báo kinh tế phát triển

MỤC LỤC

Lời mở đầu ...2

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. ...2

1. Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất. ...2

2. Mối quan hệ, vai trò của chi phí sản xuất với yếu tố giá thành. ...7

II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN ...9

1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. ...9

2.Hạch toán nhân công trực tiếp. ... 13

3- Hạch toán chi phí sản xuất chung. ... 16

4. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất ... 20

5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. ... 23

III. ĐẶC DIỂM HẠCH TOÁN VÀ CHI PHÍ THEO KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ... 29

1. Theo kế toán Mỹ: ... 29

2. Theo kế toán Pháp:... 29

IV. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP KKTX Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. ... 30

1. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp sản xuất. ... 30

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bàn về hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên trong các doanh nghiệp SX pptx (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)