Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên Tỉnh Đồng Nai (Trang 49 - 51)

7. Bố cục của đề tài

2.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn

Sự đa dạng cộng đồng các dân tộc với những truyền thống văn hoá khác nhau đang chứa đựng một kho tàng to lớn các kiến thức bản địa.

Các dấu tích khảo cổ học cho thấy, trong khu vực này đã từng tồn tại một nền văn hóa cổ. Trong lịch sử, khu vực Nam Cát Tiên và vùng phụ cận là không gian cư trú của nhiều dân tộc thiểu số: Mạ, Chơro, S’Tiêng, Mnông, Tày, Nùng, H'mông, Dao, Hoa, Mường, Ê đê,… Các dân tộc này hiện còn lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội đặc sắc, như lễ hiến tế trâu của người S’Tiêng và Mạ, lễ hội Sayangva (Mừng lúa mới) của dân tộc Chơro, lễ mừng lúa mới của dân tộc S’Tiêng và Mnông... và nhiều phong tục, tập quán, nghề thủ công cần được nghiên cứu, bảo tồn.

Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện được 12 di chỉ khảo cổ học dạng gò (vốn là phế tích những đền, tháp) trong khu vực Cát Tiên, cùng nhiều hiện vật, phế tích kiến trúc khác. Tại di tích Gò 1, nằm trên “Đồi Khỉ” (cao khoảng 50m) đã phát hiện được phế tích kiến trúc bằng gạch, gồm tháp thờ, tiền sảnh và kiến trúc ở hai bên đường phía trước...

Ngoài những giá trị to lớn về tài nguyên thiên nhiên, sự phong phú về dân tộc, VQG Cát Tiên còn có giá trị về mặt lịch sử và văn hoá.Trong thời

48

gian kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng với nhà ngục Tà Lài. Trong thời gian chống Mỹ nơi đây từng là chiến khu D, nơi đóng quân của Trung ương Cục miền nam, nơi trực tiếp lãnh đạo quân và dân miền đông kháng chiến chống Mỹ.

Khu vực VQG Cát Tiên còn giữ được di chỉ của nền văn hoá Óc Eo, đã từng một thời hưng thịnh từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên. Bộ ngẫu tượng Linga và Yoni ở Cát Lộc có kích thước lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Khu vực di chỉ rộng khoảng 10 ha ở dọc sông Đồng Nai, là khu di tích văn hóa, đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng. Các sản phẩm khai quật được bao gồm nhiều lá vàng in hình các thần Venus, thần Silva, và các đồ gốm chứng tỏ một thời hưng thịnh của Vương quốc Phù Nam cổ. Việc khai quật di chỉ và xác định các niên đại, nguồn gốc, xuất xứ của di chỉ, nguồn gốc của các vật liệu xây dựng, .v.v. đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

- Lễ hội đâm trâu: giống như nhiều dân tộc thiểu số sống vùng Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu là một nét sinh hoạt văn hoá của người S’tiêng và Châu Mạ. Lễ hội này có tính chất ăn mừng và để tế thần. Trong lễ hội nhất thiết phải có trâu, ngoài ra còn có các con vật khác như bò, heo, gà để lấy máu tế thần.

- Lễ quay đầu trâu: đây là lễ hội thể hiện nét đẹp riêng của người S’tiêng. Qua lễ hội thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách giữa các cá nhân trong cộng đồng. Hàng năm nếu gia chủ muốn giúp đỡ, chúc mừng một người trong gia tộc hoặc bất kỳ một người nào mà họ quý trọng, thì họ sẽ cung cấp toàn bộ lễ vật để làm lễ quay đầu trâu cho người được chọn. Trong lễ hội họ lấy máu các con vật phết lên đồ vật trong nhà với ý niệm cầu mong thần linh phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt.

- Lễ mừng lúa mới: được tổ chức thường xuyên sau mỗi vụ mùa. Trong lễ hội chỉ cần một con vật bất kỳ, lễ hội này được tổ chức để cảm ơn các thần linh đã giúp đỡ cho một vụ mùa no đủ.

49

- Lễ hội cồng chiêng: đây là lễ hội của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng, được tổ chức vào bất kỳ lúc nào trong năm khi có dịp.

Nhiều phong tục tập quán cũng gắn liền với sự tồn tại của rừng, chẳng hạn như phong tục chia sẻ sản phẩm săn bắn, giúp nhau khai thác gỗ làm nhà, sử dụng dược thảo từ rừng để chữa bệnh, vào rừng khai thác lương thực, thực phẩm lúc giáp hạt .v.v. Không chỉ đa dạng về động thực vật mà VQG Cát Tiên còn thu hút khách bởi những lễ hội của các dân tộc bản địa. Đây là những tiềm năng chưa được khai thác hết của VQG Cát Tiên.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên Tỉnh Đồng Nai (Trang 49 - 51)