Trám giếng khoan

Một phần của tài liệu Bài giảng hướng dẫn thực tập khoan khai thác bài 3 đh bách khoa TP HCM (Trang 57 - 60)

D: Đường kính choòng danh nghĩa (cm)

Trám giếng khoan

‰ Tác dụng chủ yếu của việc trám lỗ khoan là :

™ Phân cách các tầng khoáng sản lỏng (dầu, nước...), khí (khí đốt...) hoặc cứng (muối mỏ...) với các tầng lân cận ở

trong lỗ khoan để tránh sự xâm nhập lẫn nhau làm mất tính chất bản thân khoáng sản.

™ Làm kín toàn bộ lỗ khoan để bảo vệ các tầng khoáng sản khỏi bị các tác dụng phong hóa, mặt khác ngăn ngừa nước ở phía trên có thể theo lỗ khoan mà xâm nhập vào các công trình khai thác sau này.

™ Gia cố thành lỗ khoan chống lại các hiện tượng phức tạp về địa chất như sập lở, mất nước, nước xâm nhập... mà không cần phải chống ống.

™ Từ các tác dụng đó, ta thấy lỗ khoan có thể chỉ cần trám từng tầng hoặc cũng có thể được trám toàn bộ từ đáy lên tới miệng.

Khi trám bịt từng tầng, các vật liệu trám sẽ tạo nên một lớp vỏ bảo vệ che kín lên tầng đó và có thể "bắt rễ" sâu vào

đất đá ở thành vách.

™ Còn khi trám toàn bộ (hay thường gọi là trám lấp) các vật liệu trám sẽ làm đầy lỗ khoan theo suốt chiều sâu của nó.

‰ Hiện nay để trám lỗ khoan người ta thường dùng hai vật liệu cơ bản là đất sét và xi măng: 1. Đất sét: cần sử dụng loại sét quánh, dẻo, không chứa các phần tử cứng. Hỗn hợp với nước nó sẽ tạo ra hai loại vật liệu trám là đất sét nhão và dung dịch sét. 2. Xi măng: cần sử dụng loại xi măng pooclăng có chất lượng cao (mac 500 và 600), còn tươi, tức là không để

quá hai tháng sau khi sản xuất.

Người ta dùng xi măng để trám dưới dạng dung dịch, với tỉ

lệ giữa nước và xi măng khô (theo trọng lượng) thường là 0,4 - 0,5.

3. Gel xi măng: là loại vật liệu trám trung gian giữa hai loại trên. Nólà hỗn hợp của xi măng với dung dịch sét, tỉ lệ giữa chúng được

Một phần của tài liệu Bài giảng hướng dẫn thực tập khoan khai thác bài 3 đh bách khoa TP HCM (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)