Điều khiển tắc nghẽn

Một phần của tài liệu Bài giảng mạng máy tính chương 6 cđ CNTT hữu nghị việt hàn (Trang 39 - 47)

6.3.1 Tắc nghẽn

 Khi có quá nhiều gói dữ liệu trong mạng hay một phần của mạng làm cho hiệu suất của mạng

giảm đi vì các nút mạng không còn đủ khả năng lưu trữ, xử lý, gửi đi và chúng bắt đầu bị mất các gói dữ liệu. Hiện tượng này gọi là sự tắc nghẽn trong mạng.

Nguyên nhân:

 Hàng đợi bị đầy (phải lưu tệp, phải tạo các bảng ...) do khả năng xử lí của nút mạng kém.

 Hàng đợi bị đầy khi thông tin vào nhiều hơn khả năng của đường ra, mặc dù tốc độ xử lí của nút nhanh.

6.3 Điều khiển tắc nghẽn

6.3.2 Chống tắc nghẽn

 Mặc dù đã sử dụng cơ chế kiểm soát luồng dữ liệu nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn trên mạng nhưng trong thực tế thì nó vẫn cứ xảy ra. Nhiệm vụ giải

quyết tắc nghẽn này thường dành cho lớp mạng. Có thể dùng một số biện pháp sau đây:

 Dành sẵn các bộ đệm chỉ để dùng khi xảy ra ùn tắc. Phương pháp này đã được dùng trong mạng ARPANET nhưng hiệu quả không cao vì bản

6.3 Điều khiển tắc nghẽn

 Gắn cho các gói dữ liệu một thời gian “sống” xác định trước, nếu quá thời gian đó thì chúng bị hủy. Tuy nhiên giải pháp này khá nguy hiểm vì có thể hủy bỏ các gói dữ liệu ngay khi chúng vừa đạt đích.

 Tuy nhiên, đây cũng là một biện pháp ngăn chặn được hiện tượng tắc nghẽn thường được sử

dụng.

 Loại bỏ các gói dữ liệu muốn đi qua một liên kết đã quá tải. Giao thức Lớp giao vận sẽ chịu trách nhiệm truyền lại các gói dữ liệu bị loại bỏ đó.

6.3 Điều khiển tắc nghẽn

 Trong các mạng dùng mạch ảo như là mạng X25, sự ùn tắc có thể do mở ra quá nhiều VC qua một nút. Cần phải đóng bớt một số để tránh ùn tắc. Lớp mạng chịu trách nhiệm mở lại các VC đó khi không còn nguy cơ tắc nghẽn nữa.

 Ngoài ra còn có các biện pháp sau:

 Bố trí khả năng vận chuyển, lưu trữ, xử lý của mạng lớn hơn so với yêu cầu.

 Hủy bỏ các gói dữ liệu bị tắc nghẽn quá thời hạn.

 Hạn chế số gói dữ liệu vào mạng nhờ cơ chế cửa sổ.

 Chặn đường vào của các gói dữ liệu khi mạng quá tải.

6.3 Điều khiển tắc nghẽn

6.3.3 Điều khiển tắc nghẽn ở mạng con mạch ảo

 Các phương pháp điều khiển tắc nghẽn được mô tả ở trên về chủ yếu là ngăn ngừa tắc nghẽn ở nơi xảy ra hơn là việc xử lý tắc nghẽn.

 Một phương pháp được sử dụng rộng rãi để giữ

cho tắc nghẽn vừa xảy ra không diễn biến xấu đó là điều khiển nơi nhận (admission control).

 Một khi có tín hiệu tắc nghẽn, không một mạch ảo

nào được thiết lập cho tới khi vấn đề được giải quyết.

 Tương tự như trong hệ thống điện thoại, khi chuyển mạch quá tải, nó cũng áp dụng điều khiển đầu nhận, cho ngừng quay số.

6.3 Điều khiển tắc nghẽn

 Một phương pháp khác là cho phép thiết lập

mạch ảo nhưng sẽ lưu ý tất cả các mạch ảo này khi di chuyển quanh khu vực có sự cố.

6.3 Điều khiển tắc nghẽn

 Giả sử một máy trạm gắn với Bộ định tuyến A muốn kết nối với máy trạm gắn với Bộ định tuyến B. Đây là liên kết sẽ đi qua một trong những Bộ định tuyến bị tắc nghẽn.

 Có thể sử dụng mạng con như hình (b), bỏ qua các Bộ định tuyến bị tắc nghẽn và tất cả các

6.3 Điều khiển tắc nghẽn

 Một phương pháp khác liên quan điều khiển tắc nghẽn ở mạng con mạch ảo là thỏa thuận giữa máy chủ và mạng con khi thiết lập mạch ảo.

 Chỉ định rõ dung lượng, chất lượng dịch vụ yêu cầu và một số tham số khác.

 Mạng con sẽ lưu giữ thông tin thỏa thuận này dọc đường dẫn khi mạch được thiết lập.

Theo cách này tắc nghẽn chắc chắn không xảy ra ở những mạch ảo mới bởi vì khi thiết lập mạch ảo mới, tất cả các thông tin cần thiết nêu trên phải bảo đảm có sẵn.

Một phần của tài liệu Bài giảng mạng máy tính chương 6 cđ CNTT hữu nghị việt hàn (Trang 39 - 47)