Tính tự phát và tính tự giác là hai mặt đối lập trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 32 - 33)

Nền kinh tế thị trường trong điều kiện sản xuất nhỏ là phổ biến, bởi thị trường hàng hoá luôn luôn biến động, đòi hỏi phải có sự thay đổi nhanh chóng về mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng. Đối với đất nước ta trong điều kiện kinh tế như vậy thì tất nhiên chưa thể thoát khỏi tính tự phát TBCN. Ngay cả việc chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường cũng không phải là sự phát triển tự phát, mà là kết quả của sự nhận thức và vận dụng một cách tự giác xu hướng và quy luật khách quan của sự phát triển xã hội trong thời đại ngày nay. Như vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tồn tại sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập đó là tính tự phát và tính tự giác.

Chúng ta thừa nhận rằng, trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay thì tính tự phát vẫn còn là cái cần thiết và không trành khỏi trong việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, trong vấn đề giải quyết những khó khăn về việc làm, trong lưu thông hàng hoá... Tuy nhiên, nếu để nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên tính tự phát thì không thể thực hiện được mục tiêu của CNXH. Còn hoạt động tự giác là hoạt động dựa trên sự nhận thức đúng đắn xu thế tất yếu và quy luật khách quan của đời sống xã hội, nhưng nếu có sai lầm trong nhận thức và nhất là sai lầm trên bình diện quốc gia thì, thì hậu quả của nó thật khôn lường. Trong hoạt động kinh tế cũng vậy, nếu nhận thức sai

về quan điểm, đường lối phát triển, thì rất dễ rơi vào tình trạng phá sản, thất thoát tài sản quốc gia... Việc giải quyết mâu thuẫn giữa tính tự giác và tính tự phát trong phát triển kinh tế – xã hội là hết sức khó khăn và phức tạp. Không thể một lúc có thể xoá bỏ hoàn toàn tính tự phát, biến mọi hoạt động của con ngườithành hoạt động tự giác. Phải phát huy ngày càng cao tính tự giác trên cơ sở nâng cao năng lực nhận thức khoa học cũng như năng lực tổ chức, quản lý phối hợp hoạt động trên bình diện xã hội, hạn chế dần tính tự phát trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.

Một phần của tài liệu những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w